Nước Úc xuất cảng gần 2 tỷ rưỡi đô la rượu vang hồi năm rồi, thế nhưng mọi chuyện trở nên chua chát với quốc gia tiêu thụ đứng hàng thứ tư của Úc là Canada.
Nước nầy hiện giới hạn việc nhập cảng rượu vang, qua việc trưng bày riêng các loại rượu nhập cảng, cũng như có nơi tính tiền riêng cho các loại rượu sản xuất tại Canada.
Ngoài ra, các loại rượu nội địa cũng được trợ giá nữa.
Giám đốc Liên đoàn Sản xuất Rượu Vang Úc châu là ông Tony Bettaglene cho biết, các công việc sản xuất rượu tại Úc gặp nhiều nguy cơ.
“Chúng tôi nghĩ đến có thể mất đi khoảng 100 triệu đô la mỗi năm do việc tham gia vào thị trường, nếu chúng ta không cải thiện chuyện nầy. Thêm nữa, chưa kể đến việc không gia tăng trong sản xuất và thương vụ mà chúng tôi nghĩ sẽ đối phó, khi xuất cảng sang thị trường như vậy”.
Ông Bettaglene cho biết, ông muốn có một sân chơi bình đẳng để bảo đảm rằng, vẫn còn có các cơ hội tại một thị trường then chốt, khi thương vụ về rượu vang của Úc bán sang Canada trị giá gần 200 triệu đô la hàng năm.
Tổng trưởng Mậu dịch Úc là ông Steve Ciobo, gọi các biện pháp của Canada mang tính chất bảo vệ mậu dịch và nay chính thức khiếu nại với tổ chức Mậu dịch Quốc tế WTO.
Ông cho biết, cần bảo vệ ngành sản xuất rượu vang ở Úc.
“Những gì chúng ta chứng kiến, là kết quả của sự kiện giống như là một số biện pháp bảo vệ mậu dịch được áp đặt tại Canada và nước Úc hiện thấy được thị trường của mình bị ảnh hưởng trầm trọng, cũng như điều nầy khiến tôi quan ngại rất nhiều, do nó có thể gây mất đi nhiều công việc của người dân Úc".
"Chúng tôi muốn có mối quan hệ trực tiếp, giữa công việc và mức xuất cảng của Úc".
"Vì vậy tôi muốn chắc chắn rằng, chúng ta có những biện pháp đúng đắn trong việc bảo vệ quyền lợi của nước Úc”, Steve Ciobo.
“Nhật bản và Úc hoàn toàn đoàn kết trong việc bảo đảm rằng, cộng đồng thế giới gây áp lực mạnh nhất lên Bắc hàn, với các biện pháp cấm vận mậu dịch mạnh nhất trên nước nầy để bảo đảm rằng, chế độ nầy sẽ hiểu được ý định của quốc tế và ngưng việc đe dọa, cũng như có những hành động nguy hiểm cho thế giới”, Malcolm Turnbull.
Thế nhưng thời điểm của việc khiếu nại nầy lại rơi vào lúc, chỉ một vài tháng sau khi Canada bất ngờ vắng mặt tại cuộc họp Cộng tác Kinh tế Á châu Thái bình dương và việc nầy gây khó khăn cho bất cứ kế hoạch nào, nhằm tái lập hiệp ước Mậu dịch Xuyên Thái bình Dương, mà không có Mỹ tham gia.
Tổng trưởng Mậu dịch Steve Ciobo bác bỏ bất cứ biện pháp nào, để trả đũa.
“Tôi nghĩ quả không đúng khi cho rằng, Canada đã rút khỏi hiệp ước mậu dịch xuyên Thái bình Dương. Rõ ràng Thủ tướng Canada Trudeau đã không ký hiệp ước nầy với Việt Nam và đó là điều gây nhiều bất mãn”.
Tại Tokyo, Thủ tướng Malcolm Turnbull sẽ nhắm đến việc giữ cho Hiệp ước TPP vẫn còn hoạt động.
“Chúng tôi cam kết mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất cảng Úc để gia nhập thêm nhiều thị trường, ông Shinzo Abe và tôi đã chắc chắn cam kết bảo đảm cho hiệp ước TPP, một hiệp ước mậu dịch tự do lớn lao mà rất tiếc Mỹ đã rút ra khỏi hiệp ước nầy sau khi thay đổi chính phủ tại Mỹ, còn chúng tôi vẫn cam kết rằng hiệp ước vẫn tiếp tục và chúng tôi hiện làm việc cật lực về chuyện nầy”.
Tuyên bố lại Geelong trước chuyến bay sang Nhật bản, ông Turnbull cũng cho biết vấn đề an ninh sẽ chế ngự chuyện viếng thăm trong ngày của ông.
“Nhật bản và Úc hoàn toàn đoàn kết trong việc bảo đảm rằng, cộng đồng thế giới gây áp lực mạnh nhất lên Bắc hàn, với các biện pháp cấm vận mậu dịch mạnh nhất trên nước nầy để bảo đảm rằng, chế độ nầy sẽ hiểu được ý định của quốc tế và ngưng việc đe dọa, cũng như có những hành động nguy hiểm cho thế giới”.
Đề cập đến mối đe dọa của Bắc hàn và sự khẳng định về khả năng Hải quân của Trung quốc, cả hai nước Úc và Nhật hiện tìm cách thắt chặt mối quan hệ về quốc phòng, qua việc cả hai tiến đến một hiệp ước an ninh, để có thể diễn tập quân sự chung và trong việc chia xẻ tin tức an ninh và tình báo nữa.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại