Những chia rẽ nội bộ tại Brussels đã đe dọa ngăn cản việc đạt đến thỏa ước mậu dịch nói trên và một lần nữa, nêu lên các nghi vấn về khả năng của EU, trong việc điều hành một khối các quốc gia gắn kết với nhau.
Canada và Liên Âu đã trải qua nhiều năm trời, để thương thuyết về một thỏa ước Kinh tế và Mậu dịch toàn diện, được biết dưới tên CETA.
Trong khi 28 quốc gia thành viên ủng hộ hiệp ước, Bỉ không thể chấp thuận, do những chống đối của vùng Wallonia nói tiếng Pháp tại nước nầy.
Khu vực nói trên đòi hỏi, phải có những tiêu chuẩn bảo vệ mạnh mẽ hơn về lao động, môi trường và người tiêu thụ, cũng như có thêm các bảo hộ cho nông dân đối phó với sự cạnh tranh mới, do các mặt hàng nhập cảng từ Canada.
Sau những cuộc thảo luận, một tu chính án dài 4 trang đã được Thủ tướng Bỉ là ông Charles Michel loan báo, cho biết tu chính nầy đã thỏa mãn các quan ngại của họ.
"Dựa trên lập trường được trình bày tại Quốc hội, việc nầy cho phép chúng tôi ở vào vị thế có đủ quyền hạn để ký kết thỏa ước tự do mậu dịch với Canada".
Trong khi đó, người đứng đầu khu vực Wallonia là ông Paul Magnette nói rằng, các tu chính sẽ còn phải được các nước trong Liên Âu chấp thuận.
"Sau các cuộc thương thuyết lâu dài, cuối cùng chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận với Bỉ và sẽ đệ trình cho các đối tác tại Âu châu của chúng ta".
"Wallonia rất vui mừng khi các đòi hỏi đã được lắng nghe, chúng tôi luôn luôn tranh đấu cho các hiệp ước nhằm tăng cường các tiêu chuẩn xã hội, môi trường và bảo vệ các dịch vụ công cộng". Người đứng đầu khu vực Wallonia, ông Paul Magnette nói.
Những người ủng hộ CETA cho biết, nó sẽ gia tăng nền kinh tế của EU khoảng 17 tỷ đô la và cho Canada khoảng 12 tỷ đô.
Hiệp ước cũng bãi bỏ hầu hết thuế quan giữa Canada và Liên Âu, do đó tiết kiệm cho các nhà xuất cảng Âu châu khoảng 720 triệu đô la.
"Về mặt nầy, quả là hữu lý khi có sự tranh cãi trong nội bộ tại Bỉ, thế nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt được rất nhiều và còn nhiều chuyện minh bạch hơn hiện nay ". Phó Thủ tướng Đức ông Sigmar Gabriel nói.
Quan sát các tranh luận từ bên ngoài, Ngoại trưởng Canada là ông Stephane Dion không khỏi dè dặt, khi bình luận về những diễn biến.
"Tôi lạc quan một cách thận trọng, như 'chim bị hụt tên, gặp cành cong thì sợ', chúng tôi hy vọng Âu châu nên đồng lòng với nhau bởi vì Canada sẳn sàng ký kết thỏa ước".
"Tuy nhiên nếu tin tức quí vị loan báo trở thành hiện thực, thì đó quả là một tin rất mừng". Ngoại trưởng Canada là ông Stephane Dion nói.
Nếu không đạt được một thỏa ước với một nước như Canada, uy tín của Liên Âu một lần nữa sẽ bị thương tổn.
Sau vụ Brexit của Anh quốc ra khỏi Liên Âu và các tranh luận vẫn tiếp diễn về cuộc khủng hoảng di trú, Phó Thủ tướng Đức ông Sigmar Gabriel được biết khá dè dặt.
"Tôi nghĩ chúng ta nên xem việc nầy một cách thực tế, đây là một thỏa ước ảnh hưởng đến mỗi quốc gia, vì vậy các quốc gia nầy sẽ có một quan điểm về vấn đề nầy".
"Tôi tin đó là một ý kiến mang tính kỹ thuật, để tin rằng Brussels có thể quyết định vài vấn đề và những người khác sẽ tuân thủ".
"Trong thực tế, các chính trị gia mỗi nước là những người có câu trả lời cho các câu hỏi".
"Về mặt nầy, quả là hữu lý khi có sự tranh cãi trong nội bộ tại Bỉ, thế nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt được rất nhiều và còn nhiều chuyện minh bạch hơn hiện nay ". Phó Thủ tướng Đức ông Sigmar Gabriel nói.
Thế nhưng những người biểu tình chống đối một thỏa ước tự do mậu dịch, không đồng ý.
Bên ngoài tòa nhà của Liên Âu tại Brussel, hàng chục người biểu tình lên án CETA là mối nguy cho nền dân chủ, do làm ngơ các vấn đề về môi trường và xã hội.
"Thật là độc đoán khi tìm cách áp đặt một văn bản phức tạp như vậy, mà chưa hề giải thích cho chúng tôi. Khi họ tìm cách giải thích hay chúng tôi thảo luận về chuyện này, thì họ nói không do quí vị chẳng hiểu, và chúng tôi giải thích việc nầy một cách khác biệt".
"Điều nầy tạo ra một sự cấm kỵ đối với xã hội dân sự và những người tranh đấu chính trị, trong một cách thức mà họ bị tránh ra khỏi chuyện chính trị và trong cả giới truyền thông nữa". Một người biểu tình chống CETA nói.
Nếu Quốc hội Âu châu chấp thuận hiệp ước, CETA có thể được áp dụng tạm thời, sớm nhất vào đầu năm tới.
Thế nhưng việc thực hiện cuối cùng có thể mất thêm thời gian, sau khi các thành phần liên hệ có tiếng nói của họ.