Các đường yên tĩnh của Đại học Beihang của Bắc Kinh đã trở thành trung tâm của chiến dịch Me Too của Trung Quốc trong tháng này, sau khi cựu sinh viên, Luo Xixi đưa lên mạng xã hội Trung Quốc cáo buộc một giáo sư tấn công tình dục cô vào năm 2004.
Theo một bài báo của cô Luo trên Weibo - giáo sư Chen Xiaowu của Trung Quốc yêu cầu cô đi cùng ông ta đến nhà chị gái để chăm sóc cây cối của người chị đi vắng.
Thế nhưng khi vào nhà, cô kể , ông đòi quan hệ tình dục và chỉ để cô đi khi cô nói rằng cô vẫn còn trinh chưa từng quan hệ tình dục bao giờ.
Bài viết của cô Luo đã nhanh chóng lan truyền, dẫn đến việc Chen rời khỏi vị trí giảng dạy tại trường đại học.
Giáo sư Chen Xiaowu người bị cáo buộc trong chuyện này là một học giả nổi tiếng, từng từng giữ chức phó chủ tịch của trường đại học, là người đầu tiên ở Trung Quốc bị kỷ luật do chiến dịch MeToo.
Kể từ khi bài báo này đưa lên mạng xã hội thì các sinh viên khác cũng lần lượt lêntiếng cáo buộc các giáo sư khác đã tấn công tình dục họ.
Tại trường đại học Beihang, hầu hết sinh viên đều ủng hộ chiến dịch này.
Một nam sinh viên nói "Tôi nghĩ rằng ngày nay sinh viên rất dũng cảm, họ dám nói ra những chuyện như vậy, thường những điều như thế này xảy ra nhưng mọi người không bao giờ muốn nói về nó."
Còn một nữ sinh viên khác thì cho biết "Chúng tôi luôn tin rằng đã là một giáo sư đại học thì là cái gì rất cao quý rất là thiêng liêng và rất tuyệt vời. Nhưng qua chuyện này thì giờ đây là một cảnh báo cho các nữ sinh viên phải cẩn thận, và đó cũng là một cảnh báo cho những giáo viên có những ý định này."
Kể từ khi câu chuyện của Luo Xixi được chia sẻ trên mạng, có hơn 10.000 sinh viên Trung Quốc đã viết thư ngỏ cho các trường đại học trên cả nước, đòi hỏi cần phải có phương thức để giải quyết các cáo buộc quấy rối tình dục.
Nhưng sau khi những chuyện lạm dụng tình dục trong giới sinh viên lan rộng trên mạng, thì các thỉnh nguyện thư thu thập chữ ký của sinh viên đã bị sự kiểm duyệt của chính phủ gỡ bỏ đi gỡ bỏ lại nhiều lần vì mỗi lần sinh viên lại cho đăng lại.
Feng Yuan là một nhân viên xã hội có trụ sở tại Bắc Kinh, người đã làm việc với nạn nhân của bạo lực giới tính trong nhiều thập niên nói rằng nó làm nổi bật một sự khác biệt rất quan trọng giữa xã hội Trung Quốc và phương Tây về một phong trào Me Too.
Khi bạn lên tiếng hoặc yêu cầu các trường đại học thiết lập một hệ thống cho bộ giáo dục, thì nó được xem như là một sự bất ổn, phương tiện truyền thông của chúng tôi không hoàn toàn mở, mặc dù các nhà báo viết bài đưa tin, nhưng chúng không phải lúc nào cũng được công bố. Một vài trang mạng cho đăng nhưng sau đó thì cũng bị gỡ bỏ."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại