'Quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc'

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc. Nhưng đồng thời với việc xây dựng một mối quan hệ vững mạnh với Trung Quốc là mối quan ngại về những hoạt động nhằm bành trướng sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang diễn ra ngày một nhiều ngay tại Úc.

Concerns of extent of Beijing's influence to Australian politics

Quan ngại Bắc Kinh đang mở rộng sự ảnh hưởng đến Úc trên mọi phương diện Source: Reuters (Damir Sagol)

đã cho thấy sự kín đáo của Bắc Kinh trong việc xâm nhập và tạo sức ảnh hưởng đến Úc.

Trung Quốc rất chủ động trên mọi phương diện, từ việc chỉ đạo các Hiệp hội sinh viên Trung Quốc, đe dọa những người gốc Hoa bất đồng chính kiến đang sinh sống tại Úc, áp đặt ảnh hưởng lên những vấn đề về học thuật, kiểm soát với các nhóm cộng đồng và kiểm soát hầu hết các kênh truyền thông tiếng Hoa.

Kiểm soát các hoạt động dân chủ

Four Corners và Fairfax đã phỏng vấn một sinh viên đại học Queensland, Tony Chang, một người hoạt động phản đối Đảng Cộng sản. Chính cha mẹ anh, hiện đang sống ở Trung Quốc, đã bị cơ quan thuộc Bộ an ninh quốc gia đe doạ.

Đảng Cộng sản vẫn luôn theo dõi 150,000 sinh viên Trung Quốc bất đồng chính kiến đang học tại các trường đại học ở Úc đồng thời kiểm soát các Hiệp hội những người nghiên cứu và sinh viên.

Một số công ty truyền thông không đứng về phía đảng Cộng sản đã phải đối mặt với sự đe doạ sẽ bị tước phép kinh doanh.
Chủ bút tờ Vision China Times, Don Ma, đã trả lời điều tra của Four Corner – Fairfax rằng, 10 trong số các khách hàng đặt quảng cáo trên báo của ông đã rút lại không cho đăng quảng cáo sau khi bị các quan chức Trung Quốc đe doạ.

Không chỉ phải chịu những trò phá hoại về kinh tế từ phía Đảng Cộng sản mà ông Don Ma còn phải hứng chịu những lời xúc xiểm gièm pha từ phe thân Bắc Kinh ngay trong cộng đồng.

Nhưng ông vẫn tiếp tục cho xuất bản tờ báo, không chỉ vì ông một mực đi theo tôn chỉ tự do báo chí, mà bởi vì rất nhiều thành viên của các nhóm cộng đồng Trung Quốc thúc giục ông tiếp tục không bỏ cuộc.

Ảnh hưởng chính trị bằng các khoản tài trợ

Chương trình của Four Corners cũng đã lần ra những góc khuất đằng sau các khoản tài trợ kếch sù trị giá hàng triệu đô la. Những khoản tài trợ này có nguồn gốc từ những phía có mối quan hệ với Trung Quốc, nhằm mua được sự tiếp cận và ảnh hưởng đến chính trị Úc.

Cơ quan tình báo Úc (ASIO) cũng đã có cảnh báo những đảng lớn của Úc về việc nhận các khoản tài trợ từ hai tỷ phú, và nguồn tin tình báo cho hay hai tỷ phú này có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cuộc điều tra của Four Corners – Fairfax đã phát hiện hai tỷ phú được nhắc đến là những nhà đầu tư bất động sản, ông Huang Xiangmo và Tiến sỹ Chau Chak Wing. Hai người cùng những tổ chức liên quan đã tài trợ khoảng $6.7 triệu cho đảng Tự do, Lao động và đảng Quốc gia trong suốt một thập kỷ qua.

Tiến sỹ Chau là công dân Úc, còn ông Huang đang trong quá trình xét quốc tịch, nhưng hồ sơ xin quốc tịch của ông đã bị ASIO giữ lại.

Những thông tin tình báo này do chính Tổng giám đốc của ASIO, Duncan Lewis, báo cáo lên lãnh tụ các đảng vào năm 2015. Tuy vậy, đảng Tự do và Lao động vẫn tiếp tục nhận những khoản tài trợ từ những người này và cộng sự của họ, cho đến nay Liên đảng đã nhận $897,960 và Lao động nhận $200,000.

Mối quan ngại về chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia và kinh tế Úc

Cơ quan tình báo Úc cho rằng những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm gia tăng sức ảnh hưởng tại Úc đã gây ra mối nguy hiểm trực tiếp đến tự do và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Trả lời phỏng vấn ABC, ông Lewis nói

“Điều này rất có khả năng gây những tác hại nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia, và sự hợp nhất trong hệ thống chính trị của nước Úc, cũng như năng lực an ninh quốc gia, nền kinh tế và những lợi ích khác,”

Tiến sỹ Chau, được biết với mã số CC3 trong hồ sơ của FBI qua vụ hối lộ vị cựu chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, John Ashe. FBI đã cáo buộc vị cố vấn người Úc gốc Hoa Sheri Yan, đã dùng $200,000 số tiền từ ông Chau để hối lộ ông Ashe hồi tháng 11/2013.
Bà Yan đã nhận cáo buộc hối lộ và hiện đang phải thọ án 20 tháng tù. Tuy nhiên ông Chau cho đến nay vẫn chưa bao giờ phải nhận cáo buộc hay bị buộc tội gì.

Cuộc điều tra của Four Corners cũng cho thấy, ông Huang đã rút lại cam kết tài trợ $400,000 cho Lao động vào tháng 6/2016, sau khi phát ngôn nhân quốc phòng đã chỉ trích hành động quân sự hoá của Trung Quốc trên biển Đông.

Thượng nghị sỹ Sam Dastyari sau đó đã bị mất việc sau khi tiết lộ ông Huang và một nhà tài trợ Trung Quốc thứ hai đã đưa cho một số nhân vật của đảng Lao động nhiều tiền tài trợ.

Một tuần sau, trong một buổi họp báo, Lao động đã công bố dành vị trí cuối cùng cho chức Thượng nghị sỹ đảng Lao động cho một đồng minh chính trị của ông Huang, một doanh nhân Trung Quốc và thành viên đảng Lao động Simon Zhou.

Cuộc điều tra cũng phát hiện Thượng nghị sỹ Dastyari đã liên lạc Bộ Di trú với tư cách cá nhân để can thiệp hỗ trợ ông Huang có được quốc tịch Úc.
Thượng nghị sĩ Sam Dastyari
Thượng nghị sĩ Sam Dastyari Source: AAP
Nhưng ông Huang chưa bao giờ trao số tiền tài trợ cho đảng Lao động.

Ông Huang và các cộng sự đã tài trợ $50,000 cho chiến dịch của cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb, vào ngày mà Hiệp định Mậu dịch Tự do được ký kết năm 2014.

Trong một diễn tiến khác, cuộc điều tra đã phát hiện ông Robb bắt đầu làm công việc cố vấn cho một tỷ phú Trung Quốc, Ye Cheng, vào ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử liên bang năm 2016. Trước đó ông Robb đã thông báo ông sẽ từ nhiệm khỏi chiếc ghế vùng Goldstein ở Melbourne và chấm dứt làm dân biểu vào ngày 9/5.

Công ty của ông Ye Cheng, tập đoàn Landbridge Group, trở thành tâm điểm của những tranh cãi khi được cấp quyền thuê cảng Darwin 99 năm, và tin tức này còn lan đến tận Toà Bạch Ốc.

Cuộc điều tra của Four Corners còn phát hiện ta ông Robb đã nhận một khoản phí trị giá $880,000/năm để làm công việc cố vấn bán thời gian cho tập đoàn Landbridge Group.

Điều đặc biệt ở đây là ông Ye là thành viên của Ủy ban cố vấn chính trị của Đảng Cộng sản Nhân dân Trung Quốc. Đồng thời cả ông Huang và ông Chau đều làm việc cho các Ủy ban tương tự.

Những thông tin này được phát hiện trong bối cảnh Hoa Kỳ cũng đang phải giải quyết với việc Nga mở rộng sự can thiệp trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Cơ quan tình báo Úc nêu những quan ngại chủ yếu về Đảng Cộng sản Trung Quốc là can thiệp vào các thể chế của Úc và sử dụng hệ thống tài trợ chính trị để giành được quyền tiếp cận các thể chế này.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 6 June 2017 7:23pm
Updated 7 June 2017 12:56pm
By Hương Lan

Share this with family and friends