Phát biểu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop lên tiếng bảo vệ cho những giá trị tự do dân chủ.
Bà Bishop nói rằng, ngoại trừ các nước dân chủ, thì chỉ có vài nước dầu hỏa ở Trung Đông là có thể đạt được sự thịnh vượng tối đa.
"Trong khi cũng phù hợp cho các nước có cách riêng của họ để thực hiện những cải cách chính trị, nhưng lịch sử đã cho thấy chuộng theo các định chế tự do dân chủ là nền tảng thành công nhất cho những quốc gia nào đi tìm sự thịnh vượng kinh tế và bình ổn trong xã hội."
Chính phủ Úc lâu nay vẫn thận trọng không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Nhưng lần này bà Bishop đã không ngần ngại gởi đến Trung Quốc một thông điệp mạnh mẽ.
"Trong khi các nước phi dân chủ như Trung Quốc có thể phát triển trong hệ thống như hiện nay, nhưng mà cột trụ quan trọng trong trật tự thế giới mà chúng ta mong muốn là một nước dân chủ."
"Thói quen dân chủ để thương thuyết và nhân nhượng trong nước của họ là điều thiết yếu để các cường quốc giải quyết những bất đồng theo luật lệ quốc tế."
"Trong khi các nước phi dân chủ như Trung Quốc có thể phát triển trong hệ thống như hiện nay, nhưng mà cột trụ quan trọng trong trật tự thế giới mà chúng ta mong muốn là một nước dân chủ." - Ngoại trưởng Úc Julie Bishop
Bà Bishop nói lên những lời lẽ này khi mà Canberra sắp sửa đón tiếp thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc.
Bài diễn văn của ngoại trưởng Úc được đưa ra khi mà, từ nay đến năm 2020, tổng cộng ngân sách quốc phòng trong khu vực Á châu Thái Bình Dương dự đoán sẽ vượt quá 600 tỉ Mỹ kim, lần đầu tiên bằng với ngân sách quốc phòng của Mỹ.
Tin cho hay vào tháng năm này, Nhật bản sẽ gởi tàu chiến lớn nhất của họ đến vùng Biển Đông trong một cuộc hành quân kéo dài trong 3 tháng.
Bà Bishop thúc giục các nước trong Hiệp hội các Quốc gia ĐNA, ASEAN, hãy cổ súy cho các định chế dân chủ trong khi Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương với các nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông.
"ASEAN có cơ hội để lãnh đạo. Họ có thể làm điều đó bằng cách ủng hộ một trật tự dựa trên luật pháp để bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước, lớn nhỏ, vốn là các thành viên của khối."
"Tôi thấy trong hiến chương của ASEAN có ghi rằng dân chủ là một trong những giá trị chính và tôi thúc giục các nước thành viên của ASEAN hãy cổ súy cho những giá trị dân chủ và định chế tự do trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương."
"ASEAN có cơ hội để lãnh đạo. Họ có thể làm điều đó bằng cách ủng hộ một trật tự dpa trên luật pháp để bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước, lớn nhỏ, vốn là các thành viên của khối." - Ngoại trưởng Úc Julie Bishop
Bà Bishop cảnh báo Trung Quốc rằng, khi mà nước này trở thành đối tác kinh kế và đối thủ cạnh tranh về địa chính trị và chiến lược với Hoa Kỳ và các nước khác, thì kèm theo đó là những thách thức.
Ngoại trưởng Úc gần đây đã gặp các nhân vật cao cấp trong chính phủ của Tổng thống Donald Trump, bao gồm phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Rex Tillerson và cố vấn an ninh HR McMaster.
Trong bài diễn văn đọc tại Singapore, bà Bishop nhắc lại quan điểm của chính phủ thủ tướng Malcolm Turnbull, rằng Hoa Kỳ là một cường quốc quan yếu trong khu vực.
"Nhiều quốc gia trong khu vực đang ở vị trí chiến lược và đang chờ xem Hoa Kỳ và các đồng minh có tiếp tục đóng vai trò năng động trong việc duy trì hòa bình trong nhiều thập niên qua hay không"
"Muốn tiếp tục có sự bình ổn và thịnh vượng thì Hoa Kỳ phải đóng một vai trò lớn hơn và trở thành cường quốc chiến lược không thể thay thế trong vùng Ấn Đô-Thái Bình Dương."
Tổng thống Donald Trump muốn xem lại giá trị cũng như phí tổn của việc duy trì một mạng lưới các nước đồng minh trong khu vực vốn được thành lập để từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Điều đó đã khiến nhiều nước lo lắng, nhất là trong lúc Bắc Hàn tiếp tục thử nghiệm hỏa tiển tầm xa.