Thế nhưng nếu chuyện đó xảy ra, điều quan trọng là biết rõ quyền hạn của đứa trẻ, trong đó có quyền được yêu cầu một luật sư trợ giúp.
Biết được con cái quí vị bị cảnh sát bắt giữ, quả là một chuyện không an tâm chút nào.
Thế nhưng ông Andrew Bruun, giám đốc của Dịch vụ Cố vấn và Hỗ trợ Những Người Trẻ nói rằng, quí vị nên nhớ rằng, hệ thống tư pháp thiếu nhi Úc nhắm vào tình trạng và sự phát triển của đứa trẻ, hơn là trừng phạt.
“Hệ thống tư pháp thiếu nhi là nhằm giúp cho mọi người đi đúng đường trong cuộc sống, để chúng không dính líu đến tội phạm và vi phạm”.
Trong khi hệ thống tư pháp thiếu nhi thay đổi tùy từng tiểu bang, nhưng giống nhau ở nhiều điểm.
Bà Katherine McFarlane là Phó Giáo sư tại Trung tâm Luật và Tư pháp của đại học Charles Sturt.
Bà cho biết những đứa trẻ dưới 10 tuổi, không thể tự chịu trách nhiệm về một tội trạng.
“Điều đó có nghĩa là nếu một thiếu nhi quá nhỏ tuổi, không cần biết em nầy đã hành động gì có thể bị xem là tội phạm hình sự".
"Ý kiến cho rằng em nầy quá nhỏ để hiểu biết những việc đã làm, vì vậy đứa trẻ không thể chịu trách nhiệm về một số việc, do đứa bé quá nhỏ để hiểu được việc làm đó là sai trái”, Katherine McFarlane.
Bà McFarlane giải thích rằng, việc tiếp xúc đầu tiên với đứa trẻ, trong hệ thống tư pháp thiếu nhi là qua cảnh sát.
“Một số người liên quan đến hệ thống tư pháp hình sự như một thiếu nhi, khi đến liên lạc với cảnh sát".
"Chúng có thể nghĩ rằng đã làm điều gì sai trái, có thể chúng hành động khả nghi trên đường phố, có thể chúng nói năng những điều như là chửi rủa chẳng hạn”, Katherine McFarlane.
Nếu đứa trẻ bị bắt, cảnh sát sẽ thẩm vấn chúng và nếu dưới 14 tuổi, phải có cha hay mẹ hoặc người giám hộ có mặt.
Nếu đứa trẻ từ 14 đến 17 tuổi, thì đứa trẻ có thể quyết định người lớn nào chúng muốn có mặt.
Người nầy có thể là một thành viên trong gia đình, một luật sư hay một bạn hữu trên 18 tuổi hoặc một công nhân trẻ tuổi.
Bà Anoushka Jeronimuc là giám đốc của Chương trình Tội Ác Thiếu nhi, tại dịch vụ Trợ giúp Luật pháp tức Legal Aid ở Victoria.
Bà cho biết, điều quan trọng cho đứa trẻ hay gia đình là yêu cầu nói chuyện với một luật sư trước khi cuộc thẩm vấn bắt đầu.
“Điều quan trọng quí vị cần biết là, nếu có một đứa trẻ can dự và nếu cảnh sát muốn thẩm vấn chúng, thì chúng có quyền nói chuyện với một luật sư trước khi cuộc thẩm vấn bắt đầu".
"Chúng tôi nghĩ điều rất quan trọng là những người trẻ với gia đình của họ biết rằng, nếu quí vị hay con cái của quí vị bị bắt, thì chúng nên nói chuyện với một luật sư”, Anoushka Jeronimus.
Dịch vụ Trợ giúp Luật pháp hay Legan Aid tại tiểu bang của quí vị, có thể cung cấp một luật sư cho quí vị.
“Một số việc mà vị luật sư sẽ làm, khi họ noi chuyện với một thiếu nhi, là hỏi xem cháu có khỏe mạnh không, rồi giải thích tiến trình trước tòa và thủ tục với cảnh sát".
"Họ sẽ giải thích về những cáo trạng có thể nêu ra để buộc tội và sẽ cho lời khuyên về tiến trình xét xử trước tòa".
"Họ cũng giải thích về các lựa chọn về mặt pháp luật, đưa ra lời khuyên về mức độ cảnh sát có thể buộc tội, đôi khi có thể là yếu kém, đôi khi cũng rất mạnh mẽ và các hậu quả của từng trường hợp”, Anoushka Jeronimus.
Nếu người trẻ vi phạm lần đầu tiên và không phải là trường hợp quá nặng, cảnh sát có thể không truy tố mà chỉ cảnh cáo mà thôi.
“Người trẻ cần đồng ý về việc họ đã can tội và cũng có mặt tại trạm cảnh sát với cha mẹ hay người giám hộ".
"Những gì xảy ra là đứa trẻ có cha mẹ hiện diện ,trước một cảnh sát điều tra và cũng là một cảnh sát trưởng".
"Họ sẽ nói với người trẻ về những gì họ đã làm và yêu cầu người trẻ không tiếp tục gây khó khăn, thường liên quan đến việc giữ hạnh kiểm tốt, thường khi là phải tránh xa những khó khăn như vậy trong 5 năm”, Anoushka Jeronimus.
“Đó là về những hiểu biết, cho thấy rằng chúng có thể gây ra những lỗi lầm, thế nhưng cũng nhắm vào việc cho chúng một cơ hội để biến đổi chúng từ những tính xấu, khiến gây hại cho chính bản thân và những người khác”, Anoushka Jeronimus.
Thế nhưng cảnh sát cũng có thể quyết định truy tố.
“Còn nếu họ truy tố thiếu nhi, hoặc là thiếu nhi nầy nhận được một trát gọi như là một thông báo để ra trước tòa, có ngày giờ và phải có mặt tại tòa vào ngày giờ qui định".
"Hoặc nếu cảnh sát nghĩ rằng, cáo trạng là thực sự nghiêm trọng và thiếu nhi nầy là một mối nguy hiểm cho cộng đồng, họ có thể bắt giữ thiếu nhi nầy ngay và mang ra tòa vào ngày hôm sau”, Anoushka Jeronimus.
Nếu quí vị không yêu cầu một luật sư trong vụ thẩm vấn, quí vị vẫn có thể có một luật sư trước tòa.
Legal Aid là một đường giây trợ giúp mà quí vị có thể gọi đến để được những thông tin miễn phí.
Nếu không có thời giờ làm chuyện đó, quí vị cũng có thể yêu cầu có một luật sư trực trước tòa .
Bà Jeronimus cho rằng, quí vị cũng có thể yêu cầu có một thông dịch viên trợ giúp.
Với luật sư, quí vị có thể yêu cầu vào bất cứ vào lúc nào, thế nhưng tốt hơn nên đòi hỏi có một vị luật sư càng sớm càng tốt.
“Nếu một người trẻ hay gia đình hoặc người giám hộ cần một thông dịch viên, hãy nói rõ điều nầy với cảnh sát khi họ bắt giữ thiếu nhi".
"Thực sự cuộc thẩm vấn không xảy ra nếu quí vị cần một thông dịch viên, cho đến khi một thông dịch viên được sắp xếp".
"Ngoài ra nếu quí vị muốn nói chuyện với một luật sư tại Dịch vụ Trợ giúp Pháp luật hay Legal Aid, chúng ta phải chắc chắn rằng có một thông dịch viên giúp đỡ".
"Một khi người trẻ đến tòa, thì một lần nữa nếu thiếu nhi hoặc che mẹ hay giám hộ cần một thông dịch viên, thì họ sẽ thu xếp chuyện nầy”, Anoushka Jeronimus.
Một khi ở trước tòa, có thể có những bản án khác nhau tùy theo tội trạng.
Đó có thể là việc phục vụ cộng đồng cho đến phạt tiền hay giam giữ, thế nhưng việc giam giữ là giải pháp cuối cùng.
Bà Katherine McFarlane nói rằng, hệ thống được đề ra nhằm giúp cho đứa trẻ được ở ngoài nhà tù.
“Điều đó không phải là không có sự trừng phạt, nó chỉ có nghĩa là việc bắt giữ chỉ biết đến, khi tạo ra các khó khăn tệ hại nhất".
"Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng nếu quí vị là một thiếu nhi, quí vị tiến hành với hệ thống tư pháp càng sớm, thì quí vị ra tòa sớm và sẽ sớm đưa vào nhà giam, rồi việc tệ hại nhất sẽ đến với quí vị".
"Quí vị dường như chấm dứt việc vi phạm, thì ít cần đến sự giúp đỡ và nếu tiếp tục thì có thể trở thành một người lớn can tội”, Katherine McFarlane.
Bà Anoushka Jeronimus nói thêm rằng, hệ thống tư pháp là nhằm mang lại cho thiếu nhi một cơ hội thứ hai.
“Đó là về những hiểu biết, cho thấy rằng chúng có thể gây ra những lỗi lầm, thế nhưng cũng nhắm vào việc cho chúng một cơ hội để biến đổi chúng từ những tính xấu, khiến gây hại cho chính bản thân và những người khác”, Anoushka Jeronimus.
Nếu muốn có kết quả tốt nhất cho quí vị hay cho con cái, quí vị nên liên lạc với một luật sư qua Dịch vụ Trợ giúp Luật pháp của tiểu bang càng sớm càng tốt.
Luật sư sẽ giúp quí vị hiểu biết về hệ thống pháp lý và hỗ trợ cho quí vị trong nhiều vấn đề cần đến.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại