Hướng dẫn định cư: Có tiếng nói tại Úc là một tiến trình dân chủ

Concerned Hispanic citizen asks political candidate a question during meeting

Handsome Hispanic mid adult man speaks into a microphone to ask mayoral candidate a question during a town hall meeting. Source: Getty Images

Mọi người dân Úc đều có quyền tham gia tích cực với tư cách công dân để đóng góp cho xã hội họ đang sống.


Tuy nhiên do các ám ảnh qua những kinh nghiệm quá khứ đau thương, một số di dân có thể lo ngại khi nói lên trước công chúng và không biết tiến trình dân chủ của nước Úc hoạt động ra sao.

Nước Úc có lịch sử 200 năm, về việc tham gia của người dân.

Giáo sư đại học Sydney Murray Print cho rằng, người dân Úc thường góp tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mà không lo sợ bị trừng phạt.

“Đúng vậy, thực tế là nếu có điều gì chúng ta đều khuyến khích, bởi vì nó cho thấy mọi người quan tâm đến tiến trình và họ muốn đóng góp".

"Họ có thể tham gia các tổ chức cộng đồng để giúp đỡ những người khác, hay tình nguyện trợ giúp tha nhân. Họ tham gia các đảng chính trị, chuyện nầy công khai và miễn phí cũng như chẳng có bó buộc nào nếu quí vị không thích làm", Murray Print.

Làm quen với việc trao đổi ý kiến tự do và thẳng thắn, cũng như trở nên gắn bó trong các hoạt động của cộng đồng, là chuyện không dễ dàng đối với nhiều di dân.

Davey Nguyễn là một cựu thuyền nhân từ Việt Nam.

Anh đã được một chiếc thuyền cứu vớt, khi mới được 8 tuổi.

Nay anh là phó chủ tịch cộng đồng người Việt tại Sydney, trong việc giúp đỡ các doanh nhân trẻ di dân khi nghiệp.

Davey cho biết, có nhiều di dân mới đến lo sợ lên tiếng giữa công chúng, hay có một lập trường về các vấn đề.

“Rất nhiều di dân lo ngại chuyện chính trị, họ quan ngại nếu họ phát biểu ý kiến thì họ có thể bị trừng phạt, vì đó là những chuyện họ đã bỏ lại tại đất nước bị chiến tranh tàn phá".

"Thế nhưng nay họ đang ở Úc, chúng ta phải giáo dục di dân rằng tại Úc, có những người giúp đỡ quí vị và hướng dẫn quí vị vào đường ngay nẻo chánh”, Davey Nguyen.

Davey Nguyễn cũng nói rằng, những di dân trẻ bắt đầu quan tâm trong việc có tiếng nói của mình.

“Rất nhiều vị cao niên đặc biệt là từ các nguồn gốc Á châu, các bậc cha mẹ không muốn con cái hoạt động chính trị".

"Họ nghĩ rằng chính trị không phải là một nghề nghiệp để theo đuổi, họ thích con cái là bác sĩ, kế toán viên hay mọi nghề nghiệp khác, chứ không phải chính trị".

"Thế nhưng tôi nghĩ mọi chuyện nay thay đổi một chút và nay tôi thấy có nhiều cuộc vận động cho thế hệ trẻ dấn thân vào lãnh vực chính trị”, Davey Nguyen.

Còn Sophie Cotsis là một dân biểu của Quốc hội tiểu bang New South Wales.

Là con của cha mẹ di dân từ Hy Lạp, cô hiện là phát ngôn nhân đối lập về đa văn hóa của Lao động.

Cô thấu hiểu rằng, việc định cư tại một quốc gia mới là một trong các thử thách khó khăn nhất trong đời của bất cứ ai và cô muốn nghe cử tri của mình cho biết về các khó khăn mà họ gặp phải.

“Cha mẹ tôi đến Úc từ thập niên 60, cha tôi biết rất ít tiếng Anh và rất ít cơ hội".

"Họ phải làm việc nặng nhọc để xây dựng cuộc sống mới và khuyến khích chúng tôi làm việc và học hành chăm chỉ".

"Có một cơ hội hiện nay, bởi vì nền dân chủ của chúng ta để cho quí vị có thể trở thành dân biểu địa phương và không nên lo sợ chút nào".

"Chúng ta có một số dịch vụ cần thiết, trong các cộng đồng mới của chúng ta”, Sophie Cotsis.
"Bởi vì cuối cùng, nếu đất nước vĩ đại, dân tộc sẽ hùng mạnh và sự hài hoà nói chung khi mọi người cùng làm việc để đạt được mục tiêu đó, thì đối với tôi, kết quả cuối cùng sẽ đưa đến là nước Úc trở thành một quốc gia tốt đẹp hơn cho mọi người”, Davey Nguyen.
Cô nói rằng nhiều di dân mới đến tìm kiếm thông tin từ các dân biểu địa phương về vấn đề nhà cửa, y tế và giáo dục.

Thế nhưng có những vấn đề khác, đặc biệt có ảnh hưởng đến giới phụ nữ nữa.

“Bạo hành trong gia đình là một vấn đề lớn lao và là một lãnh vực mà nhiều người đến với tôi và nêu các vấn đề nầy với tôi".

"Chúng tôi đã cùng nhau làm việc ,cùng với các tổ chức trong vấn đề, làm thế nào để chúng ta có thể giáo dục tốt hơn và thông báo cho các cộng đồng mới, về việc báo cáo cho các dịch vụ hỗ trợ”, Sophie Cotsis.

Còn Daniel Mookhey là người Úc đầu tiên gốc Ấn độ được đắc cử vào Quốc hội tiểu bang New South Wales.

Anh thừa nhận rằng, phải mất một thời gian khá lâu để anh lên tiếng về vấn đề chính trị.

“Tôi phục vụ đến nay gần 3 năm và trong thời gian đó tôi đã học hỏi về việc làm thế nào để nói chuyện một cách hữu hiệu với các chính trị gia, làm sao để nêu ra các vấn đề quan trọng của mình, bằng cách nào mang cuộc vận động đến Quốc hội và làm sao để chắc chắn rằng tiếng nói của mình được nghe đến”.

Anh cho rằng, các thành viên trong cộng đồng của anh thường mang một số vấn đề đến để anh quan tâm.

Anh cho biết điều quan trọng cho các di dân mới là nhận thức rằng, tại Úc mọi người được đối xử như nhau, không cần biết họ sống tại đây bao lâu và các chính trị gia là để phục vụ cho họ, chứ không phải làm khó dễ họ.

“Sáng nay là một thí dụ, tôi có một nhóm đến gặp tôi. Họ hỏi tôi về gói tiền điện nào thì hợp túi tiền và việc hoá đơn điện năng gia tăng mang ý nghĩa gì".

"Đặc biệt nếu quí vị là một di dân mới đến Úc, hoặc là người đến từ quốc gia mà nơi đó chỉ có một nhà cung cấp điện mà thôi".

"Và đến cuối tuần nầy, tôi sẽ gặp gỡ một nhóm các bậc cha mẹ, vốn quan tâm về con cái khuyết tật của họ tại các trường học ở New South Wales, liệu chúng có cùng quyền lợi, cùng kinh nghiệm, cùng mức độ tài nguyên cung cấp, như những trẻ không khuyết tật hay không”, Daniel Mookhey.

Có tiếng nói tại Úc không chỉ là việc nói chuyện với một dân biểu địa phương của Quốc hội.

Giáo sư Murray Print cho biết, điều cũng quan trọng cho những di dân mới đến là hiểu biết ai là đúng người để nhận các khiếu nại và ai là người chịu trách nhiệm trong lãnh vực đó.

"Quí vị cần biết rằng các Quốc hội tiểu bang phụ trách một số vấn đề và Quốc hội liên bang lo về một số vấn đề nhất định khác".

"Vì vậy không có gì phải lo lắng khi đến gặp một vị dân biểu liên bang để hỏi ông ta hay bà ta về việc giải quyết các khó khăn về đổ rác chẳng hạn, dĩ nhiên đó là lãnh vực của hội đồng địa phương”, Murray Print.

Còn đối với anh Davey Nguyễn, thì việc dấn thân là để giúp đỡ các cộng đồng định cư thành công tại nước Úc.

“Trong nhiều cách thức, chúng ta muốn thu hút những người có lòng và đam mê để thực sự dấn thân và tạo sự khác biệt cho đất nước chúng ta".

"Bởi vì cuối cùng, nếu đất nước vĩ đại, dân tộc sẽ hùng mạnh và sự hài hoà nói chung khi mọi người cùng làm việc để đạt được mục tiêu đó, thì đối với tôi, kết quả cuối cùng sẽ đưa đến là nước Úc trở thành một quốc gia tốt đẹp hơn cho mọi người”, Davey Nguyen.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share