Vì vậy làm thế nào các cuộc bầu cử có thể quyết định được chính phủ kế tiếp của nước Úc?
Hệ thống chính trị liên bang Úc về mặt Hiến Pháp phân chia quyền hành giữa liên bang hay chính phủ liên bang và 6 tiểu bang.
Mọi luật lệ do Quốc hội làm ra phải được thông qua ở cả Hạ Viện lẫn Thượng viện và sau đó được Tổng toàn quyền ký ban hành.
Giáo sư Rodney Smith thuộc đại học Sydney cho biết, chính phủ liên bang giữ một vai trò then chốt trong nền chính trị nước Úc.
“Căn bản là vì chính phủ liên bang thu được tiền bạc mà các chính phủ tiểu bang cần chi tiêu tại Úc".
"Chính phủ chi tiêu rất nhiều tiền trong các chương trình riêng của họ, thế nhưng có thể nói với các tiểu bang và lãnh thổ rằng, chúng tôi sẽ trả lại cho quí vị một số tiền, tuy nhiên quí vị phải chi tiêu theo một cách thức đặc biệt".
"Chẳng hạn như quí vị phải chi tiêu cho đường xá, hay về giáo dục hoặc bệnh viện, để chính phủ liên bang có thể tranh luận về mức độ quan trọng nhất trong nền chính trị tại nước Úc”, Rodney Smith.
Thượng viện còn được gọi là Viện trên bao gồm 76 thành viên, 6 tiểu bang mỗi tiểu bang có 12 người và 2 người từ mỗi lãnh thổ thủ đô và Bắc Úc.
Vai trò chính yếu là xem xét luật pháp từ chính phủ đệ trình trong ngày.
“Thượng viện thường gởi các dự luật đến một nhóm nhỏ các Thượng nghị sĩ, một Ủy ban để xem xét chi tiết và cuối cùng quyết định xem liệu họ có ưa thích dự luật đó hay không".
"Thượng viện có thể yêu cầu tu chính để thay đổi trong dự luật, hay có thể cho rằng chúng tôi không thích dự luật nầy chút nào và nghĩ đến việc hành động theo một cách khác”, Rodney Smith.
Các Thượng nghị sĩ phục vụ một nhiệm kỳ 6 năm, với phân nửa Thượng viện được bầu lại mỗi 3 năm trong cuộc bầu cử liên bang.
“Khi bản Hiến Pháp được soạn thảo tại Úc hồi cuối thập niên 1880 và 1890, những người đề ra bản Hiến Pháp có ý nghĩ thành lập Thượng viện".
"Một phần ý kiến đó là, Thượng viện sẽ là một cái thắng hữu hiệu để ngăn cản các ý kiến cực đoan hay có tính cách mệnh lệnh cuả chính phủ".
"Vì vậy để làm điều đó, họ quyết định một cách thức tốt đẹp trong việc thực hiện, là chỉ có phân nửa thành viên của Thượng viện được bầu, trong bất cứ cuộc bầu cử nào”, Rodney Smith.
Hạ Viện thường được gọi là Viện Dưới hay Viện Nhân dân.
Viện nầy hiện gồm 150 dân biểu, thế nhưng sẽ là 151 vị trong cuộc bầu cử liên bang năm 2019 do việc phân bổ lại ranh giới.
Các dân biểu thuộc các đơn vị cử tri với dân số gần bằng nhau trên khắp nước Úc và họ phục vụ nhiệm kỳ 3 năm.
Với mật độ dân số khác nhau, có nghĩa là một vài đơn vị cử tri nhỏ hơn tại các thành phố trong khi đơn vị cử tri tại các vùng nông thôn thường rộng lớn hơn.
“Ngoài việc đại diện về mặt các khu vực địa lý tại Úc, chính phủ được thành lập do một người có thể thắng được đa số sự ủng hộ trong Hạ Viện”.
"Nếu chúng ta không chắc chắn rằng, các cộng đồng nầy hoàn toàn dấn thân vào hệ thống chính trị, thì lúc đó chúng ta sẽ gặp khó khăn lớn. Mọi chuyện đã có sẵn đó, thế nhưng nó sẽ hủy hoại và sẽ trở thành một thách thức lớn hơn cho chúng ta khi tiến bước”, Fethi Mansouri.
Chính phủ Liên đảng hiện do Thủ tướng Scott Morrison cần quyền với đa số là 76 ghế tại Hạ Viện, trong khi Lao động giữ 69 ghế.
Để được thành lập chính phủ, đảng cần đạt ít nhất 76 ghế tại Hạ Viện.
Giáo sư Rodney Smith nói rằng, các ghế bấp bênh giữ vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử.
“Một chiếc ghế bấp bênh tại Hạ Viện xảy ra khi hai chính đảng quan trọng, đảng Lao động và đảng Tự do Quốc gia, có mức độ ủng hộ ngang bằng nhau, nếu chúng ta nghĩ là có 100 phần trăm cử tri trong đơn vị của chiếc ghế đó".
"Nếu 51 phần trăm ủng hộ một đảng và 49 phần trăm ủng hộ đảng khác, thì đó là một kết quả hết sức khít khao".
"Vì vậy một ghế bấp bênh là nơi có sự ủng hộ gần như ngang nhau, nên có thể chiếc ghế nầy thuộc về một đảng trong cuộc bầu cử và thuộc về đảng khác trong cuộc bầu cử kế tiếp”, Rodney Smith.
Nếu cả hai đảng quan trọng có số ghế ngang bằng nhau tai Hạ Viện, nó có thể dẫn đến tình trạng Quốc hội treo.
Trong thí dụ gần nhất là vào cuộc bầu cử năm 2010, khi chẳng có đảng quan trọng nào đạt được 76 ghế để thành lập chính phủ.
Việc nầy dẫn đến chính phủ thiểu số Lao động được thành lập với sự hỗ trợ của 3 dân biểu độc lập và từ đảng Xanh.
“Một Quốc hội treo, liên quan đến tình trạng trong đó số ghế dân biểu tại Quốc hội là 150".
"Lao động có thể đạt được 72, Liên đảng có thể cũng có 72, khiến 6 ghế lọt vào tay các dân biểu độc lập hay đảng nhỏ".
"Vì vậy do Thủ tướng và chính phủ phải có sự ủng hộ của đa số thành viên của Hạ Viện, điều đó có nghĩa là chẳng có Lao động hay Liên đảng trong trường hợp đó, có thể tự động thành lập chính phủ".
"Họ phải thương thuyết với các dân biểu độc lập và đảng nhỏ, để thành lập chính phủ”, Rodney Smith.
Tính ra cứ 4 người dân Úc thì có một người chào đời ở ngoại quốc và gần phân nửa dân số có ít nhất cha hay mẹ sinh ra ở ngoại quốc.
Tuy nhiên sự khác biệt văn hóa nầy không phản ảnh trong chính trường nước Úc.
“Thường khi các đảng chọn lựa các ứng cử viên để ra tranh cử, có thể họ từ một nhóm người tương đối nhỏ, có thể là đàn ông, có thể là những người làm việc trong các ngành nghề chuyên môn. Họ có thể là những người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, khi họ sinh ra và lớn lên”.
Còn giáo sư Fethi Mansouri thuộc đại học Deakin là giám đốc Viện Nghiên cứu Alfred Deakin về Quốc tịch và Toàn cầu Hoá.
Ông tin rằng, các đảng phái chính trị cần phải đa dạng để có thể vận động với các cộng đồng mới và đang phát triển.
“Cho đến khi chúng ta thấy được sự đa dạng về mặt dân số, mà chúng ta ít nhất đã thấy được đại diện trong các cơ cấu lãnh đạo đang được phát triển tại Úc, luôn luôn có một chút khoảng cách giữa các nhân vật xuất sắc về chính trị đặc biệt trong trường hợp nầy và cử tri mà họ thường đề cập đến".
"Có nhiều việc mà di dân thực sự quan tâm, thế nhưng tôi không nghĩ là chính phủ hay đối lập hoặc đảng nhỏ có thể nghe được chuyện nầy, theo cách thức mà các cộng đồng muốn truyền đạt”, Fethi Mansouri.
Có hơn 15,6 triệu người dân Úc sẽ đi bầu vào ngày bỏ phiếu.
Giáo sư Mansouri cho biết, điều đặc biệt quan trọng cho những người Úc mới là tham dự vào tiến trình dân chủ nầy.
“Chúng tôi muốn họ hiểu được những thách thức trước mặt của đất nước nầy. Di dân là một đóng góp lớn lao cho xã hội Úc cả về mặt dân số, kinh tế, văn hóa và xã hội nữa".
"Có những khó khăn đặc biệt ảnh hưởng đến các cộng đồng di dân".
"Nếu chúng ta không chắc chắn rằng, các cộng đồng nầy hoàn toàn dấn thân vào hệ thống chính trị, thì lúc đó chúng ta sẽ gặp khó khăn lớn. Mọi chuyện đã có sẵn đó, thế nhưng nó sẽ hủy hoại và sẽ trở thành một thách thức lớn hơn cho chúng ta khi tiến bước”, Fethi Mansouri.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại