Tạp chí Khoa học (41) Hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh

Antibiotics

Pharmacist giving prescription to customer Source: Getty Images

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong y học và nông nghiệp đã khiến cho vi khuẩn liên tục biến đổi và kháng thuốc. Không những thế, các loại virus như HIV, nhiễm trùng nấm men, và các bệnh ký sinh trùng như sốt rét, cũng đang trở nên kháng thuốc.


Hiện tượng kháng thuốc trụ sinh là một vấn đề toàn cầu mà giới khoa học đang phải đối mặt. Mặc dù số liệu mới nhất cho thấy các nước kém phát triển có mức độ tiêu thụ kháng sinh nhiều nhất, các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc (superbug) có thể nhanh chóng lan rộng khắp thế giới thông qua giao thông, thương mại và du lịch.

Tờ Telegraph ước tính có khoảng do kháng thuốc trụ sinh. Và nếu không hành động, thì số bệnh nhân tử vong có thể tăng lên 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050.

Bác sĩ phẫu thuật tim Bruce Keogh kể rằng nhiều bác sĩ và y tá đã chứng kiến nhiều bệnh nhân qua đời vì kháng thuốc trụ sinh, điều này khiến cho ông đau buồn và tuyệt vọng. Ngay cả những người trẻ tuổi, khỏe mạnh vẫn có thể bị kháng thuốc, và không một bác sĩ nào có thể dự đoán hiện tượng kháng thuốc sẽ xảy ra với bệnh nhân nào.

“Tôi đã chứng kiến nhiều ca bệnh diễn biến tồi tệ vì các vi trùng kháng thuốc. Đó là điều khủng khiếp đối với bệnh nhân và gia đình của họ,” ông Bruce nói. “Nhiều người cho rằng đây là một vấn đề của tương lai, thế nhưng sự thật là nó đang xảy ra, và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới.”

Hậu quả của việc kháng thuốc trụ sinh không chỉ là tử vong. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể phải bị cắt tay chân, tổn thương não hoặc suy yếu các cơ quan quan trọng.

Kháng thuốc cũng khiến cho các bệnh nhân phải thăm khám bác sĩ hoặc ở trong bệnh viện nhiều hơn, và phải điều trị bằng các loại thuốc đắt tiền hơn. Ngân hàng Thế giới ước tính nó có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm sau năm 2030.

Vì sao lại xảy ra hiện tượng kháng thuốc trụ sinh?

Theo trang mạng của , thuốc trụ sinh hay kháng sinh (antibiotics) là “loại thuốc được sử dụng để trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng. Tác dụng của thuốc trụ sinh là giết chết hoặc chặn đứng vi sinh vật (vi khuẩn hoặc nấm) sinh sôi nảy nở”. Thuốc này có thể được sử dụng theo nhiều cách, chẳng hạn như thuốc viên, syrup, thuốc chích, hoặc thuốc nhỏ mắt.

Đây là một hiện tượng y học tương đối mới. Cho đến những năm 1940, khi các loại thuốc như penicillin bắt đầu được sản xuất hàng loạt, thì trước đó có rất nhiều bệnh nhân tử vong trong bệnh viện vì các ca nhiễm trùng thông thường. Trong y học, kháng sinh được sử dụng trong các thủ thuật như thay khớp, ghép tạng, phẫu thuật ruột, mổ lấy thai, và hóa trị trong điều trị ung thư. Không có kháng sinh thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.

Khi vi khuẩn phát triển những cách thức mới để chống lại kháng sinh, trường hợp này được gọi là “kháng thuốc trụ sinh” (antibiotic resistance). Điều đó có nghĩa là loại thuốc kháng sinh từng được sử dụng hiệu quả, thì nay không thể chữa dứt chứng nhiễm trùng của bệnh nhân nữa. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, đó là do sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, chẳng hạn như để trị cảm hoặc cúm.

Ở nhiều quốc gia với quy định lỏng lẻo, người dân vẫn có thể mua kháng sinh hoặc các loại thuốc chống vi trùng khác ở hiệu thuốc mà không cần chẩn đoán hoặc kê đơn. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi các công ty dược phẩm thường chỉ tuân thủ luật lệ địa phương, hơn là các khuyến nghị và tiêu chuẩn quốc tế.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng [kháng thuốc trụ sinh], đó là do sử dụng kháng sinh khi không cần thiết...
Ở Ấn Độ, thường được coi là tâm điểm của cuộc khủng hoảng kháng thuốc trụ sinh do việc tiêu thụ không kiểm soát, người dân có thể mua kháng sinh dưới bất kỳ hình thức nào, theo gói hoặc hàng loạt, mà không cần toa bác sĩ. Kết quả là đất nước này có tỷ lệ kháng thuốc tăng vọt và các “siêu vi khuẩn” đang phát tán khắp thế giới.

Ông Tim Walsh, Giáo sư Vi sinh Y học thuộc Đại học Cardiff, nói rằng: “Ấn Độ là một trường hợp tồi tệ điển hình, bởi vì đây là một cường quốc kinh tế, rất nhiều người giao dịch với Ấn Độ, nhưng nước này vẫn giữ im lặng về những vấn đề y tế thực sự quan trọng, điều mà phần còn lại của thế giới cần phải biết.”

Bên cạnh việc lạm dụng kháng sinh trong y khoa, thì kháng sinh cũng bị tiêu thụ quá mức trong nông nghiệp và ngư nghiệp. Khoảng 70% lượng thuốc kháng sinh trên toàn cầu được sử dụng trong chăn nuôi động vật và để phun lên cây trồng. Chỉ riêng trong năm 2013, có trên 130,000 tấn kháng sinh được sử dụng cho vật nuôi, và dự kiến ​​sẽ tăng 53% vào năm 2030 do lượng tiêu thụ thịt động vật gia tăng.
“Kháng sinh trong môi trường không đem lại điều gì tốt đẹp, chúng chỉ gây rủi ro hơn mà thôi.” - GS Joakim Larsson
Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á, các loại kháng sinh không phải lúc nào cũng được sử dụng để trị bệnh cho vật nuôi. Nhiều chủ nông trại đã cung cấp kháng sinh với liều lượng nhỏ cho vật nuôi làm cho chúng béo hơn, mau bán được giá hơn. Kháng sinh cũng có thể được cung cấp hàng loạt cho cả đàn vật nuôi để ngăn ngừa bệnh tật. Những hành vi này là bất hợp pháp ở Liên hiệp Âu châu, nhưng vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó, chất thải của quá trình sản xuất kháng sinh cũng có thể khiến các siêu vi khuẩn kháng thuốc hình thành và lan truyền dưới lòng đất và trong các mạch nước ngầm, nhất là ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Giáo sư Joakim Larsson thuộc Đại học Gothenburg, người đã nghiên cứu về kháng sinh trong môi trường trong hơn một thập kỷ, cho biết: “Kháng sinh trong môi trường không đem lại điều gì tốt đẹp, chúng chỉ gây rủi ro hơn mà thôi.”

Nhiều công ty hiện đưa ra các giải pháp đầy hứa hẹn nhằm thay thế cho kháng sinh, từ probiotics, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn tốt; đến liệu pháp sử dụng virus để tiêu diệt vi khuẩn; và chỉnh sửa gen giúp loại bỏ các gen kháng thuốc từ DNA của vi khuẩn.

Tuy nhiên, đối với một số người, hành động này đã quá muộn màng. Ông Michael Weinbren, một nhà vi trùng học ở Derbyshire, cho biết: “Câu chuyện đáng sợ là nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu thông thường, đã phải tử vong vì chúng tôi không còn loại kháng sinh nào để cung cấp cho họ.”

Nguy cơ nhiễm trùng máu đối với bệnh nhân trên 65 tuổi

Nurses are fighting for safe and better working conditions
Source: Getty Images
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc trì hoãn điều trị bằng kháng sinh cho các bệnh nhân trên 65 tuổi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.

Theo những hướng dẫn mới nhằm chống lại hiện tượng kháng thuốc trụ sinh, các bác sĩ gia đình hiện đang hạn chế kê toa kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Số lượng thuốc kháng sinh theo toa đã giảm 7.4% từ năm 2014-2017.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ Đại học Hoàng gia London đã theo dõi 150,000 bệnh nhân trên 65 tuổi từ năm 2007-2015, phát hiện cứ mỗi 37 bệnh nhân không được kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, thì sẽ có một trường hợp nhiễm trùng máu có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng kháng sinh ngay lập tức.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những bệnh nhân không được kê toa hoặc trì hoãn việc sử dụng kháng sinh có tỷ lệ nhập viện tăng gần gấp đôi (27%) so với những người được kê toa ngay lập tức. Bên cạnh đó, tỷ lệ phát triển nhiễm trùng máu trong vòng 60 ngày của nhóm bệnh nhân đầu tiên cao hơn gấp 7 và 8 lần so với nhóm còn lại.
"Chúng tôi đề nghị các bác sĩ gia đình nên cân nhắc việc kê đơn thuốc trụ sinh sớm cho nhóm người cao niên dễ bị tổn thương này, vì họ dễ bị nhiễm trùng máu sau UTI." - GS Paul Aylin
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở bệnh nhân lớn tuổi. Có 10% nam giới, và 20% những người trên 65 tuổi bị mắc bệnh này mỗi năm.

Ông Paul Aylin, Giáo sư Dịch tễ học và Sức khoẻ cộng đồng tại Đại học Hoàng gia London, viết trên rằng: “Nghiên cứu này cho thấy những bệnh nhân trên 65 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) trong cộng đồng, có nguy cơ gia tăng đáng kể nhiễm trùng máu và tử vong trong vòng 60 ngày, nếu họ không được kê toa hoặc trì hoãn sử dụng kháng sinh.

“Từ phát hiện này, chúng tôi đề nghị các bác sĩ gia đình nên cân nhắc việc kê đơn thuốc trụ sinh sớm cho nhóm người cao niên dễ bị tổn thương này, vì họ dễ bị nhiễm trùng máu sau UTI, mặc cho áp lực ngày càng tăng trong việc giảm sử dụng kháng sinh không phù hợp.”

Trong một bài viết khác, Giáo sư thuộc Đại học Bristol nói rằng: “Các bác sĩ nên điều trị kịp thời cho các bệnh nhân lớn tuổi, nam giới (vốn có rủi ro cao hơn so với nữ giới), và những người sống ở những khu vực kém phát triển về kinh tế-xã hội, vốn có nguy cơ nhiễm trùng máu cao hơn.”

Share