Sau 10 năm, cuộc chiến tại Syria vẫn gây kinh ngạc cho mọi người

Atma refugee camp in Syria

Tens of thousands of internally displaced Syrians at the Atma refugee camp on the Turkish-Syrian border. Source: Getty Images

Cuộc nội chiến tại Syria kéo dài đến 10 năm với những hậu quả hết sức khủng khiếp. Liên Hiệp Quốc ước lượng có hơn 1 phần 4 triệu người chết, còn các tổ chức cứu trợ tin rằng con số thực sự có thể gấp đôi. Với dân số 21 triệu người khi bắt đầu cuộc chiến, đã có 5,7 triệu người buộc phải lánh nạn ra ngoài nước và 6,2 triệu người mất hết nhà cửa trong nước. Thảm cảnh về nhân đạo vẫn tồn tại cho đến nay, khi cuộc xung đột vẫn chưa kết thúc, với sự chia rẽ về cuộc chiến trên khắp thế giới và vị Tổng Thống bị cáo buộc tội ác chiến tranh vẫn còn tại vị.


Trong một thập niên với cuộc chiến triền miên tại Syria, có những khoảnh khắc làm chấn động cả thế giới.

Trong số đó là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính phủ, đối với chính người dân Syria.

Trong khi đó, các bệnh viện luôn bị nhắm đến là mục tiêu của các vụ ném bom.

Một bé trai 5 tuổi hốt hoảng, người đẫm máu, ở đàng sau chiếc xe cứu thương, sau khi ngôi nhà của em nầy bị trúng bom.

Và hình ảnh một đứa bé tên Alan Kurdi, nằm chết trên một bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ, khi gia đình của em bé tìm cách vượt biển.

Bà Naomi Steer, Giám đốc toàn quốc của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR tại Úc cho biết, đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất mà tổ chức nầy chưa hề gặp phải.

“Không ai nghĩ là cuộc xung đột kéo dài đến 10 năm, cũng như thấy được những đổ vỡ hoang tàn xảy ra trên khắp Syria".

"Chỉ cần nhìn vào các con số, khi hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người mất hết nhà cửa".

"Quả là một tiếng kêu thảng thốt, về các thảm kịch xảy ra trong nỗi buồn đau của mọi người”, Naomi Steer.

Cuộc xung đột bộc phát, sau một vụ đàn áp đẫm máu những người biểu tình, hồi tháng 3 năm 2011.

Cuộc biểu tình diễn ra sau cuộc nổi dậy của người dân trong Mùa Xuân Ả Rập, vốn đã lật đổ một vài nhà lãnh đạo uy quyền nhất trong vùng.

Người biểu tình đòi hỏi có thêm nhiều quyền tự do và dân chủ, nhưng bị xả súng bắn và việc nầy đánh dấu một cuộc xung đột phức tạp sâu xa vẫn tồn tại và không được giải quyết cho đến ngày nay.

Trong khi cuộc chiến xảy ra, bà Joumana Abouhamdan và chồng là Akram, giúp đỡ mọi người vượt biên giới sang Jodan, trước khi chính họ cũng phải ra đi.

Họ đến Úc vào năm 2015 cùng đứa con gái và nay là chủ hai quán cà phê tại Melbourne.

Thế nhưng bà Joumana vẫn chưa gặp đứa con trai trong 9 năm qua.

“Quả hết sức đớn đau khi nhìn thất đất nước bị tàn phá, quả là khủng khiếp khi chứng kiến trẻ em chết dần chết mòn, khi cả khu phố và xóm làng chỉ còn là đống gạch vụn, nó quả thật khiến cho cỏi lòng tan nát”, Joumana Abouhamdan.

Được biết Syria từng được xem là một trong các quốc gia giàu mạnh và an bình nhất tại Trung Đông.

Thế nhưng ‘viên ngọc quí của thế giới Ả Rập’ nhanh chóng bị tàn phá, khi phần lớn Syria và quốc gia láng giềng Iraq, rơi vào vòng kiểm soát của Nhà nước tự xưng Hồi Giáo IS.

Cuộc xung đột dính líu đến lực lượng chính phủ, hàng chục nhóm phiến quân, các chiến sĩ ngoại quốc, cùng với các tổ chức đồng minh cùng đối nghịch xen kẻ nhau.

Đó không chỉ là một cuộc nội chiến, thế nhưng lại là một bãi chiến trường của các nước khac.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres tuyên bố, tình hình tại Syria vẫn là một cơn ác mộng hiển hiện trước mắt.

"Quả không thể đo lường được sự tàn phá lớn lao tại Syria, thế nhưng người dân đã chịu đựng những tội ác lớn nhất trên thế giới xảy ra trong thế kỷ nầy, với mức độ của các thảm kịch đã gây chấn động lương tâm nhân loại”, Antonio Guiterres.

Với đất nước bị xé tan thành nhiều mảnh, 6 triệu người dân Syria chẳng còn cách nào hơn là tìm cách lánh nạn.

Bà Rania Chalhoub là một trong số những người đó, bà đến Úc năm 2016 cùng với chồng và hai cô con gái, thế nhưng họ phải để lại cha mẹ, rồi cha bà chết đi kể từ đó.

Bà cho biết, cố gắng không nghĩ đến những gì xảy ra trên quê hương của mình.

“Tôi dành một góc trong tim để giữ lại những kỷ niệm êm đẹp".

"Tôi không muốn nhớ lại những năm tháng chiến tranh, khiến tôi phải bỏ nước ra đi để tìm sự bình an".

'Tôi cảm thấy đau nhói con tin, quí vị tin rằng khi tôi ăn bánh mì, tôi liên tưởng ngay đến những người không thể mua được bánh mì để ăn nữa”, Rania Chalhoub.
"Tôi luôn luôn cảm thấy họ nên có một tương lai tốt đẹp hơn, có quyền được mơ ước, được làm những gì mình muốn, thế nhưng họ chẳng thể làm được điều gì cả”, Joelle Chalhoub.
Trước chiến tranh, Aleppo là thành phố đông dân nhất ở Syria.

Với dân số 4,6 triệu người vào năm 2011, thành phố nầy nay chỉ còn phân nửa khi cư dân lánh nạn khỏi cuộc chiến.

Trong số đó có cô Pastil Macardij Hagob mới được 10 tuổi, khi cuộc chiến khởi phát.

“Quả thật khó khăn để đi học hay rời khỏi nhà, vì quí vị chẳng biết mình còn có thể trở lại nữa không".

"Quí vị chẳng biết những gì sẽ xảy ra trong những giây phút kế tiếp, có thể là sống hoặc chết nếu trúng một quả bom”, Pastil Macardij Hagob.

Ngày nay gia đình cô sống an toàn tại Sydney và tốt nghiệp trung học với điểm số cao nhất, cũng như nhận được học bổng của đại học Sydney, với hy vọng sẽ học về y khoa.

Thế nhưng cô sinh viên 20 tuổi đã trải qua 6 năm sống trong cuộc xung đột trên quê hương và cho biết, cô chỉ muốn tìm quên lãng khi chơi đàn dương cầm.

“Khi biết được rằng cuộc sống là quí báu, điều nầy khiến tôi muốn đạt được những điều tốt đẹp trong thế giới nầy và không lãng phí thời gian tại đây”, Pastil Macardij Hagob.

Được biết vụ ném bom hàng ngày tại Syria dường như không còn liên tục và diễn ra khắp nơi nữa, thế nhưng ông David Tuck, người đứng đầu của Úc tại Hồng Thập Tự Quốc tế nói rằng, cảnh nghèo khó và đói kém vẫn còn.

“Khoảng 90 phần trăm người dân Syria sống dưới mức nghèo khó, với khoảng 1,25 Mỹ Kim mỗi ngày".

"Nhiều người tại Syria bị mất hết nhà cửa nhiều lần, không chỉ là một hay hai lần mà rất nhiều lần, điều nầy tạo nên những đau thương mất mát về thể xác và tinh thần cho họ”, David Tuck.

Còn bà Naomi Steer, Giám đốc toàn quốc của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR tại Úc cho biết, có khoảng 16 triệu người tại Syria cần được giúp đỡ

“Nhu cầu của con người không chỉ là những nhu yếu phẩm như thực phẩm, nước uống, nơi che mưa che nắng, mà còn những nhu cầu lâu dài hơn về giáo dục và sinh kế cũng như lợi tức nữa”, Naomi Steer.

Mười năm khi cuộc chiến bắt đầu, Tổng Thống Syria là ông Bashar el Assad vẫn còn tại vị.

Ông tiếp tục từ chối các cáo buộc về tội ác chiến tranh chống lại ông.

Trong khi đó, ý kiến của người dân Syria trong nước lẫn hải ngoại có thể khác biệt nhau về mặt chính trị, thế nhưng họ đều đồng ý là cuộc chiến phải chấm dứt.

Con gái của bà Rainia là Joelle, hiện nay đã lập gia đình và sống tại Sydney, cho biết cô luôn cầu nguyện cho hòa bình vãn hồi trọn vẹn trên quê hương Syria.

“Mọi người tại đây rất tử tế, đáng yêu và rất giản dị, họ không đáng để chịu đựng những khó khăn nầy".

"Tôi luôn luôn cảm thấy họ nên có một tương lai tốt đẹp hơn, có quyền được mơ ước, được làm những gì mình muốn, thế nhưng họ chẳng thể làm được điều gì cả”, Joelle Chalhoub.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share