'Nếu có dầu, thay vì máu, chảy từ những đứa trẻ chết ở Syria, thế giới sẽ can thiệp ngay lập tức'

President of Turkey Recep Tayyip Erdogan in Switzerland

President of Turkey Recep Tayyip Erdogan (L) and UN Refugee Agency Deputy High Commissioner Kelly Clements (R) during the 1st Global Refugee Forum in Geneva Source: Anadolu

Khi mà số người tị nạn trên thế giới đã ngấp nghé ngưỡng 26 triệu người thì cũng là lúc các nhà ngoại giao các lãnh đạo hàng đầu thế giới thấy càn phải nhóm họp nhau ở Geneva cho Hội thảo Tị nạn Toàn cầu (Global Refugee Forum) lần đầu tiên được tổ chức. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thúc cộng đồng quốc tế áp dụng các biện pháp mới để cải thiện tình hình tị nạn trên toàn cầu và giúp làm giảm nhẹ gánh nặng trên lưng một số quốc gia nghèo nhất. Úc không có bộ trưởng nào tại hội nghị này.


Các lãnh đạo thế giới chụp hình cho báo chí và chào hỏi nhau bắt đầu một cuộc họp quan trọng do Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres chủ trì.

Phát biểu mở màng buổi Hội thảo Tị nạn Toàn cầu - Global Refugee Forum, ông Guterres khuyến khích các đại biểu nên tận dụng hội nghị cấp cao với các nhân vật hàng đầu thế giới này như là một cơ hội cho sự thay đổi.

"Thật vậy, khi mà quyền của người tị nạn bị xâm phạm, khi mà có rất nhiều cánh cửa và biên giới đóng lại với người tị nạn, và khi mà ngay cả một đứa trẻ tị nạn cũng có thể bị tách rời ra khỏi cha mẹ gia đình của chúng, thì chúng ta cần phải khẳng định lại về quyền của người tị nạn. Và Bản Tuyên cáo Toàn cầu về người Tị nạn Global Compact on Refugees cho chúng ta bước hành động cơ bản ban đầu."

Hội thảo lần này là bước kế tiếp sau khi một số quốc gia đã có cuộc gặp vào hồi tháng 12 năm trước tiếp nhận tuyên cáo toàn cầu về người tị nạn Global Compact on Refugees.

Hơn 2,000 lãnh đạo từ các chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ đã tham dự một cuộc họp kéo dài ba ngày nhằm tìm ra giải pháp thực tiễn cho những người tị nạn và các quôc gia đang có nhiều người tị nạn phải cưu mang.

Vào cuối năm 2018, đã có gần 26 triệu người đã rời quê hương của họ và sống như những người tị nạn, và bị đối xử một cách không tốt như lời của ngài Cao ủy LHQ về người Tị nạn Filippo Grandi chia sẻ

"Chúng tôi thấy cuộc sống của những người tị nạn đang bị tàn phá, còn bản thân họ bị nhìn nhận như những mối đe dọa. Chúng tôi nhìn thấy thiên hạ đang chơi trò chơi chính trị bằng cách dấy động trong công chúng nỗi sợ về người tị nạn, sợ những con người mà cuộc sống đã bị đẩy ra lề và ở trong một tình thế dễ dàng bị xâm hại. Điều này không chỉ là thiếu nhân bản thiếu tình người mà còn làm hạn hẹp không gian cho các giải pháp thực tiễn."

Hội thảo tập trung bàn về sáu vấn đề chính: chia sẻ trách nhiệm, điện và cơ sở hạ tầng, các giải pháp, khả năng bảo vệ, và cuối cùng là đời sống và việc làm.

Hội nhập kinh tế là phần đặc biệt quan trọng đối với nhiều người tị nạn đang sống ở Úc.

Một người tị nạn đang sống ở Melbourne là Hala Nadar, cô rời Syria vào năm 2015.

Cô nói rằng dù có bằng cấp là kỹ sư xây dựng dân sự, thế nhưng để có được việc làm ở Úc thì quả là một thử thách.

"Cuộc sống thật khó khăn khi chúng tôi lần đầu tiên đến Úc, và chúng tôi nhận thấy rằng kinh nghiệm ở địa phương là điều cần thiết để có một công việc ở Úc cũng như ổn định cuộc sống. Khi mà bạn có thể có được một công việc ở đây bạn sẽ cảm thấy như mình có ích và đóng góp vào cho cộng đồng và cho xã hội."

Tuy nhiên, cách Úc tiếp cận trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn toàn cầu đã khiến nhiều người nghi ngờ khi Úc quyết định không gửi một bộ trưởng nào tới diễn đàn Geneva.Giám đốc điều hành Hội đồng Tị nạn Úc Paul Power trong một tuyên bố nói rằng điều đó cho thấy sự thiếu cam kết đối của Úc đối với vấn đề này.

Những lời buộc tội của ông được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas kêu gọi hợp tác đa phương lớn hơn khi có khủng hoảng.

"Những nước nghèo nhất hiện đang mang gánh nặng lớn nhất. Chín trong số mười quốc gia tiếp nhận lớn nhất là các nước thu nhập thấp và trung bình. Quốc gia công nghiệp duy nhất trong nhóm này là Đức. Và chỉ 20% trong số 193 quốc gia đang đóng góp đáng chú ý để cung cấp cho hơn 70 triệu người tị nạn trên toàn thế giới. "

Đức là một trong năm nước đồng chủ tọa triệu tập hội nghị tại diễn đàn, cùng với Costa Rica, Pakistan, Ethiopia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là những nước được coi là đứng đầu trong việc tiếp nhận luồng người tị nạn đổ tới trong các cuộc khủng hoảng tị nạn lớn những năm gần đây.

Thổ Nhĩ Kỳ có 3,7 triệu người tị nạn Syria, là số dân tị nạn nhiều nhất trên toàn thế giới.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một trong những lãnh đạo đồng triệu tập hội nghị thượng đỉnh đang kêu gọi tái định cư một triệu người tị nạn Syria trở về lại quê nhà của họ.

Ông cũng cáo buộc các cường quốc thế giới đặt lợi ích kinh tế của mình lên hàng đầu.

"Có một bức tranh tường graffiti ở Aleppo mà nội dung của nó có thể nói là tóm tắt tình hình ở Syria. 'Nếu có dầu, thay vì máu, chảy từ những đứa trẻ chết ở Syria, thế giới sẽ can thiệp ngay lập tức'. Đúng vậy, không có một nỗ lực nào trong số các biện pháp đã và đang tiến hành trong việc bảo vệ các giếng dầu được dành ra để bảo vệ trẻ em, những đứa trẻ đang chạy khỏi bom đạn để cứu lấy mạng sống của chúng. "

Ông Erdogan tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ đã chi hơn 40 tỷ đô la để tiếp nhận người tị nạn, và ông chỉ trích Liên minh châu Âu, nơi đã cam kết gần bảy tỷ đô la, đã không thực hiện đủ mà chỉ mới khoảng một nửa số tiền đó.

Nhưng vai trò và sự hiện diện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gây tranh cãi, đưa ra kế hoạch giải quyết người tị nạn trong một "vùng an toàn" ở biên giới Bắc Syria.

Những người phản đối kế hoạch này, bao gồm nhiều người Kurd, nói rằng ông Erdogan đang sử dụng vấn đề người tị nạn để thực hiện việc thay đổi nhân khẩu học trong khu vực tại đây.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share