Ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hàng ngàn người di cư đang chờ đợi trong các trại trú ẩn tạm thời, nhận thực phẩm và hỗ trợ y tế trong hành trình tìm kiếm cơ hội để băng qua Hy Lạp.
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 1.000 sĩ quan cảnh sát để ngăn Hy Lạp đẩy người di cư trở lại.
Lính canh Hy Lạp đã bắn hơi cay để ngăn những người nhập cư này bước qua biên giới của họ.
Các nhóm viện trợ đang vật lộn để đối phó với tình trạng hiện nay.
Phó chủ tịch của tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Thổ Nhĩ Kỳ - Kerem Kinik nói rằng họ chỉ có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ tạm thời cho công chúng.
"Chúng tôi đang chứng kiến nhiều hành vi vi phạm nhân quyền, vi phạm các quyền nhập cư hợp pháp, chúng tôi đang chờ đợi và sẽ tuyên bố bảo vệ các quyền quốc tế của họ."
Trong số những người xin tị nạn có Fatima, cô đang cảm thấy tuyệt vọng.
Tôi hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ đóng vai trò là căn cứ vững chắc cho lệnh ngừng bắn ở khu vực Idlib, chấm dứt sự đau khổ của dân thường, dừng lại các khủng hoảng nhân đạo, và tạo điều kiện cho quá trình hòa bình giữa mọi phía trong cuộc xung đột ở Syria.
"Tất cả những gì chúng tôi hy vọng bây giờ là quay trở lại đất nước của chúng tôi, chúng tôi không muốn bị sỉ nhục và cảm thấy xấu hổ như thế này. Chúng tôi không muốn đến châu Âu hay Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn gì cả, chúng tôi chỉ muốn trở về nhà. Bởi vì khi bạn rời khỏi đất nước của mình, thân phận của bạn trở nên nhục nhã. Tôi có thể nói gì bây giờ?".
Nhưng một hy vọng vừa được nhen nhóm.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ngừng bắn với khu vực Idlib ở miền bắc Syria, sau vòng đàm phán kéo dài giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recudge Tayyip Erdogan.
Các bên đã đồng ý quan sát từ khu vực an toàn dân sự ở Idlib, thành trì của phiến quân cuối cùng ở Syria.
Ông Putin nói ông hy vọng thỏa thuận ngừng bắn có thể giúp mang lại hòa bình lâu dài cho Syria.
"Tôi hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ đóng vai trò là căn cứ vững chắc cho lệnh ngừng bắn ở khu vực Idlib, chấm dứt sự đau khổ của dân thường, dừng lại các khủng hoảng nhân đạo, và tạo điều kiện cho quá trình hòa bình giữa mọi phía trong cuộc xung đột ở Syria."
Cả hai nước đã và đang hỗ trợ các phe đối lập trong cuộc xung đột Syria, làm căng thẳng mối quan hệ hài hòa giữa hai bên.
Hàng chục binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng vào tuần trước trong một cuộc tấn công bị đổ lỗi cho quân đội Syria, do Nga hậu thuẫn.
Tình hình này khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại nghiêm trọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko nói rằng EU không thể cho phép những gì đang diễn ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp.
"Chúng tôi sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận EU vàThổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Chúng tôi muốn Thổ Nhĩ Kỳ cũng để mắt đến châu Âu vÌ Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với phương Tây. Đó là lý do tại sao chúng ta phải phát triển mối quan hệ khó khăn này một cách bền vững."
Thế nhưng bất kỳ nghị quyết nào sẽ là dấu chấm hết cho sự dịch chuyển người Syria khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá của họ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp chỗ ở cho 3,6 triệu người tị nạn, nhưng nước này cho biết không thể giải quyết được thêm nữa.