Các nhà hoạt động ủng hộ luật cho phép người tầm trú đến Úc chữa bệnh

مرکز پناهجویان در جزیره نارو

The settlements and hospital on the island of Nauru. Source: AAP

Những nhà hoạt động ủng hộ người tầm trú đã hoan nghênh việc thông qua "luật medivac", vốn trao cho các bác sĩ quyền quyết định xem liệu những người tầm trú đang bị tạm giữ trên đảo Manus và Nauru có được đến Úc để điều trị y tế hay không. Chính phủ Liên bang tuyên bố rằng luật này sẽ khiến các chính sách bảo vệ biên giới của Úc suy yếu.


Những người ủng hộ người tầm trú đã đổ ra đường biểu thị ủng hộ việc

Ông Marc Purcell, Giám đốc điều hành Hội đồng Phát triển Quốc tế Úc (ACFID) nói rằng, việc thông qua luật này là một bước tiến quan trọng nhằm đảo ngược sự đối xử một cách tàn ác với người tị nạn và người tầm trú. Ông nói: “Đây là sự thừa nhận rất quan trọng của quốc hội rằng, Úc phải đối xử với con người một cách nhân đạo. Và khi có người bị bệnh nặng, chúng ta không thể làm ngơ. Đây chỉ là một quyền con người cơ bản”.

Ông Purcell cũng nói rằng, sự giam cầm vô thời hạn đang khiến sức khỏe tâm thần của những người bị tạm giữ trên đảo Manus và Nauru bị ảnh hưởng tiêu cực: “Một số người bị bệnh nặng, nhưng rõ ràng, họ không cách nào để thoát khỏi tình cảnh đó. Những người khác thì cố gắng tự làm mình bị thương, và rồi hệ quả là, nhiều loại bệnh khác, có thể là suy giảm thị lực, có thể là suy giảm tim mạch”.

Đánh giá độc lập của Hội đồng Phát triển Quốc tế Úc vào năm 2017 cho thấy, tình cảnh bi thảm trên đảo Manus. Đây được xem là thất bại nặng nề của Chính phủ Úc, trong việc chăm sóc cho những người đang  bị tạm giữ ở ngoài khơi.

Ông Phil Glendenning, Chủ tịch Hội đồng Người tị nạn Úc, chỉ trích những việc làm trước đây của chính phủ: “Chúng tôi đã nêu lên các quan ngại, nhất là với trường hợp của 21 cá nhân cụ thể. Thế nhưng, chính phủ chỉ hành động với 2 trong số những trường hợp này. Luật này sẽ giúp những người có vấn đề sức khỏe mãn tính được điều trị dễ dàng hơn”.

Ông Glendenning cũng khẳng định là, những lời tuyên bố của chính phủ rằng, những người tầm trú và người tị nạn đã được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là
Ông nói: “Trên đảo Nauru, không có những dịch vụ như chụp hình cộng hưởng từ trường, các dịch vụ y tế chuyên khoa và chắc chắn là trên đảo Manus cũng không có. Điều này khiến họ không thể tiếp cận với những dịch vụ như vậy. Trong khi nếu sống ở các thành phố hay nông thôn, chúng ta đều có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế chuyên khoa khi cần”. “Chúng ta đã chứng kiến có những người qua đời bởi nhiễm trùng đường huyết; chúng ta thấy những người bị đau tim mà không được chữa trị. Và chúng ta thấy, có những người đã bị đẩy đến mức họ phải tự tử. Điều này phải chấm dứt” - ông Phil Glendenning, Chủ tịch Hội đồng Người tị nạn Úc.
Ông Glendenning cũng cho biết là,  nếu những người này nhận được sự chăm sóc đầy đủ về y tế khi họ cần.

“Chúng ta đã chứng kiến có những người qua đời bởi nhiễm trùng đường huyết; chúng ta thấy những người bị đau tim mà không được chữa trị. Và chúng ta thấy, có những người đã bị đẩy đến mức họ phải tự tử. Điều này phải chấm dứt” - ông Glendenning nhấn mạnh.

Ông cũng nói rằng, tuyên bố của chính phủ, như những người đến Úc để điều trị về sức khỏe có thể là những kẻ hiếp dâm, ấu dâm hay giết người. Tuyên bố như vậy đơn giản chỉ là một chiến thuật nhằm gieo rắc sự sợ hãi.

Ông phân tích: “Điều đó không đúng, bởi chúng tôi biết rằng, trên thực tế, những người đó đã được sàng lọc 3 lần: bởi Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, bởi chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Úc. Vì vậy, chúng ta đã có sự nhìn nhận tương đối chính xác về những người đó”.

Ông Purcell nói, ngay cả khi người bị tạm giữ trên đảo Manus hoặc Nauru đã phạm tội, thì cũng không có lý do gì để họ bị từ chối, không được chăm sóc sức khỏe: “Sẽ là sai trong hệ thống nhà tù ở Úc khi đưa người vào đó và không cho họ được chăm sóc đầy đủ về y tế. Đó có thực sự là những gì mà chính phủ nói là họ sẽ làm hay không? Tôi thấy điều đó thật quái đản”.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng, việc thông qua luật đưa người tầm trú ở 2 đảo Nauru và Manus vào Úc chữa bệnh có thể khiến hệ  thống bảo vệ biên giới của Úc bị suy yếu; cũng như sẽ khuyến khích nhiều người tìm cách đến Úc bằng thuyền.

Ông Tim Costello, thuộc Tổ chức Tầm nhìn thế giới của Úc nói với Cơ quan Truyền thông Úc (ABC) rằng, đó là điều không thể xảy ra. Ông nói: “Nếu các tàu thuyền chở người hoạt động trở lại, thì chúng đã bắt đầu từ khi chúng ta gửi người tầm trú sang Hoa Kỳ, vì điều đó mang lại hy vọng và cũng là một cơ hội để bán mua”.

Một cựu quan chức của Bộ Di trú, ông Abul Rizvi nói với ABC rằng, theo chính sách hiện tại, thì biên giới trên không của Úc thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn là biên giới trên biển.

“Trong năm tài chánh 2017-18, số người đến Úc bằng chiếu khán du lịch và xin tị nạn nhiều hơn bất kỳ năm nào khác trong lịch sử. Chính phủ không giải thích điều đó với công chúng. 3 năm qua, theo ước tính của tôi, có khoảng 60 ngàn người có chiếu khán ngắn hạn xin tị nạn và hiện đang sống trong cộng đồng, để chờ hồ sơ được xử lý” – ông Abul Rizvi phân tích.


Share