Quan ngại về kế hoạch chính phủ giúp đỡ cho đại học nhưng thiếu hỗ trợ cho sinh viên quốc tế

University students pre-Coronavirus

International students could be allowed back into Australia as early as July. Source: SBS

Chính phủ liên bang bị cáo buộc đã làm ngơ các sinh viên quốc tế trong kế hoạch hỗ trợ giáo dục ở cấp bậc đại học. Các đại học cho biết sẽ cắt giảm chi phí các khóa giảng dạy bắt đầu từ tháng 5, nhằm bù đắp vào những thiếu hụt sinh viên để hỗ trợ vực dậy nền kinh tế, một khi đại dịch coronavirus không còn nữa.


Chính phủ liên bang loan báo một sáng kiến, giúp đỡ cho các trường đại học và trường TAFE, để có thể giảm bớt các khóa học ngắn hạn, bắt đầu vào tháng tới.

Mục tiêu là nhắm vào sự thiếu hụt tay nghề, để giúp đỡ cho nền kinh tế nước Úc, một khi dịch bệnh coronavirus qua đi.

Chi phí cho một số khóa giảng dạy sẽ được cắt giảm 74 phần trăm trên mạng, trong 6 tháng sắp tới.

Đó là các lãnh vực dường như nhắm ưu tiên vào an ninh quốc gia, như y tá, giảng dạy, kỹ thuật tin học, cố vấn và khoa học.

Tổng Trưởng Giáo Dục Dan Tehan cho biết, kế hoạch nầy là một cơ hội cho những người, mà công việc làm của họ bị mất đi do đại dịch coronavirus, để có thể thay đổi nghề nghiệp.

“Những gì chúng ta muốn làm là cung cấp một cơ hội cho tất cả mọi người, mà cuộc sống bị đảo lộn vì đại dịch coronavirus, được tái huấn luyện, hay tìm kiếm cơ hội có một nghề nghiệp khác".

"Để giúp mọi người, thay vì vào các trang mạng giải trí, họ có thể nghĩ đến việc học hành”, Dan Tehan.

Hiệp hội các trường đại học Úc, là nhóm vận động mạnh nhất trong ngành, đã hoan nghênh kế hoạch của chính phủ.

Chủ tịch là bà Catriona Jackson cho biết, trong khi các biện pháp nầy là bước tiến quan trọng đầu tiên, thì chúng đứng riêng không đủ để ngăn chận sự mất mát về kinh tế của khu vực, đặc biệt khi đề cập đến các sinh viên quốc tế.

“Đối với chúng ta đó là một cú đúp. Nó phải chuyển tất cả sinh viên trong nước của chúng ta trực tuyến và sinh viên quốc tế cũng trực tuyến, nhưng thực tế là sinh viên quốc tế đơn giản là không thể đến đây".

"Họ đóng góp 39 tỷ đô la mỗi năm, thông qua giáo dục đại học vào nền kinh tế của chúng ta, đó là 2,2% GDP".

"Chúng ta ước tính rằng sẽ có doanh thu đạt được trên các trường đại học từ 3 đến 4,6 tỷ đô la".

"Điều đó có nghĩa là, mất rất nhiều công việc trong khuôn viên trường".

"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để cố gắng và giảm số lượng thất nghiệp, thế nhưng rất khó để có được với thực tế là chẳng có doanh thu ở đó”, Catriona Jackson.

Chính phủ cũng bảo đảm việc tài trợ cho các đại học ở mức độ hiện tại, ngay cả nếu có sự sụt giảm ở con số các sinh viên quốc nội.

Những nhà giáo dục bậc cao và quốc tế, cũng nhận được việc giảm bớt phí tổn, để họ có thể hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên quốc nội và quốc tế, cũng như cung cấp những miễn giảm trong việc vay mượn trong chương trình Fee-Help và VET vốn cho sinh viên vay tiền.

Thế nhưng nghiệp đoàn Giáo dục Cấp Cao Toàn quốc cho biết, việc không đề cập đến sinh viên quốc tế trong các biện pháp là đáng xấu hỗ.

Thượng nghị sĩ đảng Xanh Mehreen Faruqi cũng quan ngại rằng, thông điệp của chính phủ gởi đi, sẽ xa lánh hàng trăm ngàn sinh viên quốc tế.

“Chẳng hạn như chúng ta biết, sinh viên quốc tế chẳng được hỗ trợ một xu nhỏ nào từ chính phủ nầy".

"Các đại học buộc phải trở thành ngân hàng thực phẫm cho chính phủ, vốn đã từ chối bất cứ hỗ trợ nào cần thiết cho các sinh viên quốc tế cả”, Mehreen Faruqi.
“Đôi khi họ gia tăng quỹ khẩn cấp, thế nhưng con số những người xin trợ cấp nhiều hơn mức của quỹ, tôi đã từng nạp đơn xin nhưng bị từ chối”, Varun Kale.
Các sinh viên quốc tế tại Úc nói rằng, họ đang đối diện với sự bất định về kinh tế, với nhiều người hiện thất nghiệp và không thể được hưởng kế hoạch trị giá 130 tỷ đô la Jobkeeper, của chính phủ liên bang.

Để đối phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế, chính phủ liên bang đã cho phép những người có visa tạm thời, được lấy tiền hưu bổng sớm và cũng nới rộng số giờ sinh viên quốc tế, có thể làm việc trong 2 tuần lễ.

Bà Faruqi nói rằng, chính phủ cũng cần nghĩ đến hậu quả lâu dài, khi không hỗ trợ sinh viên quốc tế trong lãnh vực nầy.

“Chẳng hỗ trợ cho sinh viên quốc tế ,có nghĩa là xa cách và xem thường hàng trăm ngàn sinh viên, mà chúng ta từng hoan nghênh họ đến đây", Mehreen Faruqi.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các sinh viên do dự khi trở lại Úc, với cách đối xử như vậy với họ”.

Hồi đầu tuần nầy, Hội đồng Sinh viên Quốc tế Úc Châu kêu gọi các toà đại sứ, Tổng Lãnh Sự và Cao Ủy cung cấp các kế hoạch trợ giúp, nhắm đặc biệt vào sinh viên quốc tế.

Hội đồng nói rằng, nhiều sinh viên quốc tế mất việc và hiện sống nhờ tiền tiết kiệm, vốn sẽ cạn nhanh chóng.

Sinh viên quốc tế Varun Kale từ Ấn Độ đến Úc, cho biết tương lai vô định khi mất việc.

“Thực sự đó là một tình trạng hết sức tệ hại hiện nay".

"Trong vài tuần nữa là đến hạn trả tiền thuê nhà, và các bill cũng nằm chờ ở đó".

"Vì vậy thật hết sức khó khăn, khi tôi phải mượn tiền bạn bè".

"Ngay cả tại Ấn Độ nơi cha mẹ tôi đang sống, họ sẵn sàng gởi tiền cho tôi, thế nhưng do tình hình hiện nay, có một số ngân hàng bị đóng cửa”, Varun Kale.

Bất chấp tình trạng khó khăn, anh Kale nhỡ mất việc giúp đỡ tài chính khó khăn từ đại học Swinburn.

Anh cho biết, Tổng Hội Sinh viên Toàn quốc và các trường đại học, đã cố sức để giúp đỡ các sinh viên quốc tế, thế nhưng họ chỉ có hạn với các quỹ khẩn cấp có giới hạn mà thôi.

“Đôi khi họ gia tăng quỹ khẩn cấp, thế nhưng con số những người xin trợ cấp nhiều hơn mức của quỹ, tôi đã từng nạp đơn xin nhưng bị từ chối”, Varun Kale.

Trong khi đó, Tổng Trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg nói rằng, chính phủ không có kế hoạch thay đổi luật lệ đã loan báo, liên quan đến kế hoạch Jobkeeper.

Quí vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus trong ngôn ngữ của mình tại trang mạng sbs.com.au/coronavirus.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share