Quan ngại về quyền hạn rộng rãi của chính quyền Tây Úc khi đối phó với coronavirus

A newly arrived passenger to Hong Kong wears a blue quarantine tracking wrist band

A newly arrived passenger to Hong Kong wears a blue quarantine tracking wrist band Source: Getty Images

Với việc Tây Úc đe dọa sẽ dùng các thiết bị theo dõi điện tử đối với những người vi phạm luật lệ về việc cách ly, nhiều người lo ngại các luật lệ cứng rắn sẽ được ban hành tại tiểu bang nầy. Được biết để đối phó với đại dịch coronavirus, cảnh sát được ban cho quyền hạn rộng rãi để thực thi lệnh tự cách ly tại nhà.


Với kế hoạch trị giá 91 triệu đô la, chính phủ tiểu bang đã mua 200 chiếc vòng điện tử, để theo dõi những người bị bó buộc cách ly.

Được biết các tu chính mới đây của đạo luật về Khẩn cấp của tiểu bang, đã bãi bỏ quyền hạn cá nhân khi giữ im lặng không cung cấp thông tin, việc nầy giúp cho nhà cầm quyền có quyền ra chỉ thị, đối với một nhóm hay một tầng lớp người và gắn thiết bị điện tử, để theo dõi bất cứ ai vi phạm lệnh cách ly.

Bất cứ ai làm hư hỏng các thiết bị nối liền với hệ thống định vị GPS, có thể bị phạt 12 tháng tù, hay phạt vạ 12 ngàn đô la.

Thủ Hiến Mark McGovan nhấn mạnh rằng, biện pháp nầy là một bước quan trọng, nhằm bảo vệ cho tiểu bang.

Ông hy vọng sẽ không sử dụng đến nhiều thiết bị nầy, thế nhưng Tây Úc hiện ở trong tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết để giữ cho tiểu bang được an toàn.

Được biết có thêm 285 cảnh sát được tuyển mộ, trong khi 100 máy chụp ảnh các bản số xe sẽ được bố trí tại các nơi, để bảo vệ cho việc đóng cửa biên giới của tiểu bang.

Việc nầy diễn ra, do một số người bị bắt gặp vi phạm lệnh tự cách ly, khi cảnh sát phạt tại chỗ và truy tố một số người vi phạm, trong đó nhiều người tái phạm khi không tuân thủ các luật lệ.

Thế nhưng các luật sư và các nhóm tranh đấu cho quyền tự do dân sự đã lên tiếng quan ngại, về tác động lâu dài của các quyền hạn cứng rắn nầy, được trao cho các nhân viên công lực .

Ông Rajan Venkataraman là Phó Chủ tịch Hiệp hội về Quyền Tự do Dân sự Úc Châu nói rằng, các biện pháp có thể duy trì lâu dài, sau khi nạn dịch coronavirus đã kết thúc.

“Có một tuyên bố của các cơ quan an ninh trên toàn quốc là: đừng để cho việc đối phó tốt đẹp với cuộc khủng hoảng bị phí đi".

"Điều nầy có nghĩa là, các cơ quan an ninh luôn luôn tìm cách đạt được nhiều quyền hành, được thêm tài trợ, có thêm các trang thiết bị mới".

"Tất cả ý nghĩa là như vậy nhân danh cuộc khủng hoảng, chúng ta đã thấy rất nhiều cơ quan an ninh tìm kiếm thêm quyền hạn cho mình”, Rajan Venkataraman.

Các chuyên gia về luật nhân quyền kêu gọi các biện pháp nầy, nên đi kèm một thời hạn chấm dứt về quyền hạn trao cho cảnh sát.

Có 200 tổ chức nhân quyền đứng đầu là Hội đồng Nhân quyền Úc Châu, thúc giục chính phủ Úc hãy tăng cường các cam kết về nhân quyền.

Hội đồng Luật pháp cũng kêu gọi, các quyền hạn khẩn cấp phải đi kèm một điều khoản kết thúc.

Bà Pauline Wright là Chủ tịch Hội đồng Luật pháp Úc Châu nói rằng, quyền tự do dân sự của người dân Úc hiện bị đe dọa.

“Quyền tự do dân sự gặp nhiều nguy cơ, nếu các biện pháp bảo vệ không được thi hành".

"Tôi nghĩ mọi người trong lúc nầy chấp nhận nhu cầu cần có các luật lệ khẩn cấp được ban hành, thế nhưng họ sẽ chấp nhận chỉ khi các luật lệ đó thích hợp với nguy hiểm và tạm thời mà thôi”, Pauline Wright.
"Thế nhưng tôi thấu hiểu rằng, đây là thời điểm chưa hề có trước đây và cần đến các biện pháp đặc biệt. Chúng ta hiểu điều đó và chấp nhận chuyện nầy”, Rajan Venkataraman.
Tuy nhiên các hành động cứng rắn và chưa từng có trước đây, có thể cần thiết để ngăn chận sự lây lan cuả virus.

Ông Venkataraman thấu hiểu tình trạng khó khăn, mà chính quyền đang đối diện.

“Vì vậy rõ ràng là có những giới hạn gắt gao đối với quyền tự do dân sự của chúng ta".

"Thế nhưng tôi thấu hiểu rằng, đây là thời điểm chưa hề có trước đây và cần đến các biện pháp đặc biệt. Chúng ta hiểu điều đó và chấp nhận chuyện nầy”, Rajan Venkataraman.

Được biết tiểu bang Nam Úc hiện cứu xét các luật lệ tương tự, trong đó có việc sử dụng các thiết bị theo dõi.

Quí vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus trong ngôn ngữ của mình tại trang mạng sbs.com.au/coronavirus.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share