Palestine, Indonesia cảnh cáo về việc Úc thay đổi chính sách về Israel

Palestinian foreign minister Riyad al-Maliki, left, and Indonesian counterpart Retno Marsudi

Palestinian foreign minister Riyad al-Maliki, left, and Indonesian counterpart Retno Marsudi Source: AAP

Các tranh luận vẫn tiếp tục sau khi Thủ Tương Scott Morison loan báo hiện xem xét việc theo chân Mỹ qua việc dời tòa đại sứ Úc tại Tel Aviv về Jerusalem.


Đề nghị nầy hiện gây ra các phản ứng về kinh tế lẫn ngoại giao.nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Nhiêu nhà bình luận xem tuyên bố của ông Morrison là chuyện đùa với lửa, khi Tổng thống Indonesia tuyên bố ngưng thi hành hiệp ước tự do mậu dịch với nước Úc.

Tình trạng của thành phố Jerusalem là chuyện gây nhiều tranh cãi suốt nhiều ngàn năm qua.

Vì vậy người ta không ngạc nhiên khi lời loan báo của chính phủ Scott Morrison cho biết, có thể di chuyển tòa đại sứ Úc từ Tel Aviv về Jerusalem, điều nầy khiến cho nhiều chỉ trích dữ dội từ các nơi trên thế giới.

Mặc dù Isreal cho rằng thành phố thánh địa nầy là thủ đô của họ, thế nhưng hầu hết các nước vẫn duy trì phái bộ ngoại giao chính yếu của họ tại Tel Aviv, đi ngược lại đề nghị về tương lai của một quốc gia Palestine với đông Jerusalem là thủ đô của họ.

Một viên chức cao cấp của Palestin là Nabil Shaath cho rằng, lời loan báo của Úc gây nguy hại và chỉ hỗ trợ cho một chính sách ngoại giao kém cỏi tử Thủ Tướng Israel là ông Benjamin Netanyahu và Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump.

"Tuyên bố của Ngoại Trưởng Úc là một dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao của Úc đối với vùng Trung Đông trái ngược như thế nào".

"Tôi muốn nói là, mục tiêu như họ cho biết, nhằm giúp cho việc đạt đến một giải pháp hòa bình dễ dàng hơn".

"Thực tế là điều nầy phá hoại tiến trình hòa bình, chống lại tính chất hợp pháp quốc tế và cũng là bằng chứng cho thấy, sự ủng hộ nầy chỉ đến từ Thủ Tướng Netanyahu mà thôi".

"Mọi việc ông Netanyahu mong muốn là nuốt chửng Jerusalem và ông Trump ủng hộ ông ta, rồi nay Úc lại ủng hộ nỗ lực của ông Trump để ủng hộ cho Do thái", Nabil Shaath.

Trong khi đó ngoại trưởng Palestin là Riyad al Maliki nói rằng lời loan báo của chính phủ Úc cùng với quyết định ngoại giao nếu có, sẽ dẫn đến những hệ lụy về ngoại giao rộng lớn hơn.

Al-Maliki - Ngoc 2
"Họ khiến cho nối quan hệ về mậu dịch và giao thương của Úc với những nước còn lại trên thế sẽ gặp nhiều rủi ro và tôi thành thật hy vọng nước Úc sẽ xem xét lại lập trường đó".

Trong khi đó các nước Ả Rập và những nước theo Hồi giáo là các quốc gia ủng hộ cho Palestin.

Nhân dịp ông Al Maliki hiện viếng thăm Indonesia, là quốc gia có dân số theo Hồi Giáp đông nhất trên thế giới, cũng là nước láng giềng gần gũi nhất của Úc với mối quan hệ hỗ tương hết sức tế nhị giữa hai nước.

Trong cuộc họp báo nói trên cùng với ông Al Maliki, ngoại trưởng Indonesia là bà Retno Marsudi cảnh cáo nước Úc trong việc thay đổi chính sách ngoại giao.

"Nước Úc nên tôn trọng tiến trình hòa bình giữa Palestin và Israel, theo giả pháp hai quốc gia và không nên có bất cứ hành động nào có thể đe dọa nền hoà bình và an ninh thế giới".

Thế nhưng Thủ Tướng Scott Morrison cho biết, việc có thể thay đổi chính sách ngoại giao Úc không chống lại giải pháp hai quốc gia, cũng như tranh chấp giữa Israel và Palestin mà nước Úc luôn ủng hộ.

Ông cho biết đã nói chuyện với Tổng Thống Indonesia là ông Joko Widodo về quyết định của nước Úc và giải thích tại sao Úc lại xem xét việc thay đổi chính sách đã có từ lâu.

Ông cho rằng, mối quan hệ thân hữu với Indonesia vẫn mạnh mẽ để vượt qua bất cứ dị biệt nào về ý kiến.

"Đây không phải là một mối quan hệ một chiều mà là quan hệ hết sức toàn diện và đó là sức mạnh mà các quốc gia láng giềng và các đối tác đã vượt qua, khi có các quan điểm riêng rẻ về một số vấn đề từ lâu".

"Nước Úc là một quốc gia có chủ quyền và chúng ta có quyền tham gia các cuộc thảo luận, khi nêu lên các vấn đề mà chúng ta nghĩ là có ích để thảo luận và quan trọng với công dân Úc, đó là những việc mà chúng tôi phải làm", Scott Morrison.
"Đó lại là một lối trình diễn thô kệch khác của một chính phủ hoảng hốt, tôi muốn nói là những gì khác mà chúng ta có thể mong đợi trước ngày thứ bảy, đó là việc họ loan báo từ thủ đô Canberra chỉ nhắm đến Coogee mà thôi, tôi muốn nói, quả là hết sức tệ hại", Ed Husic.
Hậu quả của mối quan hệ Úc và Indonesia là quan trọng vào thời điểm nầy, đặc biệt về một thoả ước tự do mậu dịch mới bắt đầu giữa hai nước.

Được biết Indonesia hiện xem xét việc đình hoãn hiệp ước nói trên, do quyết định của Úc.

Thế nhưng một phát ngôn nhân bộ ngoại giao Indonesia từ chối bình luận , còn Tổng Trưởng Thương Mại Úc Simon Birmingham cho biết, hiệp ước vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.

"Điều mà giới truyền thông và công chúng nên biết là Indonesia nói rõ trên biên bản công khai là hiệp ước của chúng ta với họ vẫn còn tiến triển trên đường chung kết trong năm nay".

"Đó là những gì chúng tôi hướng đến và họ cũng tiến đến, cũng như chúng ta tiếp tục công việc", Simon Birmingham.

Các quan ngại về chính trị nội bộ cũng là một điểm quan tâm chính yếu.

Những người chỉ trích cáo buộc rằng chính phủ có ý định thân Israel, nhằm làm vừa lòng cộng đồng người Do Thái trong việc giữ được chiếc ghế tại Wentworth, ở phía tây Sydney.

Chiếc ghế dân biểu nầy trước đây do cựu Thủ Tướng Malcolm Turnbull nắm giữ, trong đó ước lượng có 12 phần trăm là cử tri Do Thái là cuộc bầu cử bổ túc quan trọng vào cuối tuần nầy.

Ứng cử viên độc lập là bà Kerryn Phelps có hy vọng thắng cử chính bà cũng là người Do Thái, đã nói chuyện trước đám đông Do Thái tại đơn vị cử tri rằng, hành động của chính phủ nhắm vào cộng đồng của họ.

Thế nhưng một trong các kiến trúc sư trong việc có thể thay đổi chính sách, là ứng cử viên đảng Tự Do Dave Sharma cho rằng, cuộc bầu cử bổ túc chẳng liên quan gì đến lời loan báo của chính phủ cả.

Ông Sharma là cựu đại sứ Úc tại Israel.

Trong khi đó dân biểu Lao Động liên bang là ông Ed Husic cho đài Sky News biết rằng, ông không chấp nhận lời biện bạch và cho biết chính phủ đã đưa ra ý kiến điên rồ về chính sách chỉ để giữ được chiếc ghế tại Wentworth mà thôi.

Liên quan đến cuộc hội đàm gữa ông Morrison và Tổng Thống Indonesia, ông cho biết chính phủ đã ra quyết định mà không nghĩ đến hậu quả của nó.

"Sự kiện là ông ta phải có cuộc đàm thoại tức khắc cho thấy họ biết đây sẽ là một quyết định khó khăn, một lời loan báo không dễ dàng, theo cách thức mà việc nầy sẽ được các nước láng giềng sẽ nhận được như thế nào".

"Đó lại là một lối trình diễn thô kệch khác của một chính phủ hoảng hốt, tôi muốn nói là những gì khác mà chúng ta có thể mong đợi trước ngày thứ bảy, đó là việc họ loan báo từ thủ đô Canberra chỉ nhắm đến Coogee mà thôi, tôi muốn nói, quả là hết sức tệ hại", Ed Husic.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share