Đợt phong tỏa khắc nghiệt đầu tiên của Tây Ban Nha đã gây tổn thương cho thế hệ trẻ?

A child looks out from his balcony during Spain's strict lockdown in Toledo.

A child looks out from his balcony during Spain's strict lockdown in Toledo. Source: AAP

Trong sáu tuần đầu tiên của lệnh phong tỏa ở Tây Ban Nha, trẻ em và thiếu niên không được phép rời khỏi nhà. Hậu quả về sức khỏe tâm thần mà chính sách khắc nghiệt này để lại đối với những người trẻ tại đây đến nay vẫn là một đề tài được tranh luận.


Khung cảnh đầy yên bình trong một công viên tại Barcelona, với cha mẹ con cái tận hưởng cái nắng ban chiều êm ả. Dường như họ đã quên đi về trận đại dịch.

Những người trẻ tuổi nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt phong tỏa đầu tiên của Tây Ban Nha, khi mà trẻ em không được phép rời nhà vì bất cứ lý do gì, trong vòng 6 tuần lễ.

“Xin chào, tên tôi là Marta Contreras, tôi sống ở Barcelona và tôi có ba con.”

"Xin chào, tên con là Marti.”

Việc bắt trẻ ở trong nhà đã là một đề tài gây tranh cãi ở Tây Ban Nha, một quốc gia mà có tới ⅔ dân cư sống trong các căn hộ không có vườn hay mái hiên ngoài trời.

Marta và Marti là một trong số đó, khi gia đình năm người của họ chỉ có thể chia sẻ một ban công bé nhỏ trong suốt đại dịch.
Trong trường hợp của Marti, cháu là một cậu bé rất hoạt náo, và các hành vi của cháu trong thời gian ở trong nhà khác với cháu thường ngày. Cháu cãi nhau với các anh, đôi lúc cãi lộn với cả chúng tôi.
"Tôi nghĩ cháu phải bộc lộ năng lượng theo cách này hay cách khác và có thể đó là bằng việc đánh lộn. Tôi không biết nữa.”

Các clips từ ngày 26/4 gợi nhớ lại ngày mà trẻ em cuối cùng được phép rời nhà tại Tây Ban Nha. Các con phố im ắng bỗng tràn ngập những chiếc scooters, ván trượt và bóng đá.

Nhiều người cho rằng đó là một trò đùa, khi mà bạn có thể đưa chó ra ngoài đi dạo, nhưng con mình thì phải ở trong bốn bức tường.

Nhà tâm lý học trẻ em Heike Freire là một trong những người kịch liệt phản đối chính sách trên.

“Trẻ em, để có thể phát triển khỏe mạnh, chúng cần không khí trong lành, ánh sáng mặt trời, chúng cần không gian mở để có thể chạy nhảy vui chơi. Tất cả những năng lượng này, chúng ta không có khả năng lấy nó ra khỏi chúng."
Và vì vậy chúng giữ năng lượng trong người và cuối cùng xả nó ra trong những đợt bùng nổ của sự giận dữ. Thậm chí nếu như những đứa trẻ có thể thích nghi với hoàn cảnh này, điều đó không có nghĩa là chúng ổn.
Các tác động mà trận đại dịch để lại cho những đưa trẻ hiện giờ vẫn chưa biết được rõ.

Thế nhưng, ủy viên cho các hoạt động xã hội của Barcelona , bà Sonia Fuertez cho rằng, một số chính sách đã quá khắt khe.
Trong thời điểm mới bắt đầu nó đã rất khó khăn, đặc biệt là chúng tôi đã sai về trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng ta cần phải ngăn chặn mọi tác động lên sức khỏe tâm thần.
"Trước COVID-19, chúng tôi đã biết rằng nhiều người có các căn hộ nhỏ và họ sống với nhiều người khác, điều đó khiến việc kiểm soát lây nhiễm rất khó khăn. Và tôi nghĩ một số trong các biện pháp lúc đó rất khắc nghiệt.”

Tây Ban Nhà là quốc gia mà người dân hầu như dựa vào những nơi công cộng để có thêm không gian cho cuộc sống, với các công viên và quảng trường được xem là thiết yếu cho các gia đình sống trong các căn hộ chật chội.

Việc bắt buộc trẻ em ở trong bốn bức tường trong giai đoạn đầu của đại dịch đã khiến tạo ra những áp lực và phí tổn lớn về sức khỏe tâm thần đối với cả trẻ em lẫn các bậc cha mẹ.

Và giờ đây, với nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai đang đến gần, nhiều người lo ngại liệu chính phủ lần này sẽ đi đúng hướng.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share