Các nước Âu Châu thắt chặt các hạn chế coronavirus trong khi WHO lên tiếng cảnh cáo

A restaurant open only for take away food in Speyer, Germany

A restaurant open only for take away food in Speyer, Germany Source: AAP

Các nước tại Âu Châu hiện thắt chặt những hạn chế về coronavirus trong lúc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo, nay là thời điểm quan trọng để hành động. Các vụ phong tỏa và lệnh giới nghiêm hiện được áp đặt, trong một cố gắng tuyệt vọng nhằm hạ giảm các con số lây nhiễm cũng như tử vong.


Đại dịch COVID-19 tiếp tục gia tăng tại Âu Châu và Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO nói rằng, các chính phủ có ít sự lựa chọn nào khác.

Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, bác sĩ Michael Ryan cho biết, các quốc gia Âu Châu phải hướng đến các biện pháp như phong tỏa, bởi vì có ít lựa chọn khi con số các ca nhiễm lên quá cao.

“Đặc biệt trong thời điểm nầy, các chính phủ tại Âu Châu hiện đối diện với một tình thế hết sức khó khăn".

"Quí vị có thể tranh luận về việc làm thế nào chúng ta lâm vào tình trạng nầy, thế nhưng quí vị không thể tranh luận về chuyện vì sao tình hình quá nghiêm trọng".

"Chúng ta cần đẩy mạnh cho việc lây nhiễm virus giảm xuống, cần giảm bớt tình trạng căng thẳng về đại dịch nầy tại Âu Châu".

"Các chính phủ có ít lựa chọn vào lúc nầy trong việc làm thế nào để hành động, do các chọn lựa bị giới hạn".

'Cách thức có thể dễ dàng hơn, nếu chúng ta đạt được một vài sự thành công, thế nhưng hiện nay các chính phủ chỉ ít lựa chọn mà thôi”, Michael Ryan.

Còn bà Maria Van Kerkhose của WHO nói rằng, một số nơi ở Âu Châu và Hoa Kỳ hiện đối phó với nhiều thách thức tức thời và đa dạng, vốn đe dọa toàn bộ các hệ thống y tế.

“Một trong các thách thức mà chúng ta thấy trên toàn bộ Bắc Mỹ và khắp Âu Châu, là sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh, gia tăng con số nhập viện, cũng như gia tăng các phòng chăm sóc đặc biệt ICU, tất cả diễn ra cùng lúc".

"Vào mùa xuân, có sự gia tăng từ từ về chuyện nầy, thế nhưng việc nầy xảy ra tại nhiều nước cùng lúc, nơi có nhiều hệ thống bị tràn ngập cùng một lượt”, Maria Van Kerkhose .

Được biết Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cũng buộc phải tự cách ly, sau khi tiếp xúc với một người thử nghiệm dương tính trước đó.

Còn Thủ Tướng Đức Angela Merkel cho biết, các quyết định cá nhân mà mọi người thực hiện trong vài tuần lễ sắp tới, trong thời gian đóng cửa một phần, sẽ có ảnh hưởng về lễ Giáng Sinh mà người dân Đức sẽ đối diện.

“Quyết định nầy sẽ tùy thuộc vào những gì xảy ra trong tháng 11".

"Nếu chúng ta hành động hợp lý, thì chúng ta có thể được tự do hơn vào tháng chạp. Tôi không nghĩ sẽ có nhiều buổi tiệc tùng lớn lao vào Năm Mới, thế nhưng các thành viên trong gia đình có thể viếng thăm lẫn nhau, trong cách thức cảnh giác và bảo vệ".

"Cũng có các đề nghị cho rằng, chẳng hạn như một vài ngày trước khi bị phong tỏa, đến viếng thăm ông bà chẳng hạn".

"Đó sẽ là một lễ Giáng Sinh trong điều kiện của coronavirus, thế nhưng sẽ không phải là Giáng Sinh của nỗi cô đơn”, Angela Merkel.

Vào thứ năm ngày 5 tháng 11 sắp tới theo giờ địa phương, nước Anh sẽ bị phong tỏa ít nhất là trong 4 tuần lễ.

Có hơn 46 ngàn người chết tại Anh quốc do coronavirus, cùng với hơn một triệu trường hợp nhiễm bệnh.

Lãnh tụ đảng Lao động Anh quốc, Sir Keir Starmer tuyên bố trước Quốc Hội rằng, chính phủ đã hành động quá chậm chạp.

“Thưa ông Chủ tịch Quốc Hội, bài học chính yếu trong đợt virus đầu tiên là, nếu quí vị không hành động sớm và quyết liệt, thì cái giá phải trả sẽ tệ hơn nhiều".

"Có thêm nhiều người mất việc làm, có thêm các doanh nghiệp bị buộc phải đóng cửa và thê thảm hơn, là có nhiều người mất đi người thân yêu của họ".

"Thủ Tướng và Bộ Trưởng Ngân khố, đã không học được bài học nầy".

"Kết quả là việc phong tỏa sẽ dài hơn, ít nhất là 4 tuần lễ”, Sir Keir Starmer.
"Nếu chuyện nầy xảy ra thì chúng tôi có thể đóng cửa, nghỉ ngơi và rồi sẽ mở cửa lại. Chúng tôi không muốn bị xem là những người lan truyền sự lây nhiễm, do chúng tôi bị nhắm đến về chuyện nầy”, Gianluca Orsini.
Thế nhưng Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, ông không hối tiếc về việc cố gắng ngăn tránh một vụ phong tỏa lần thứ hai.

“Tôi khẵng định không có chuyện xin lỗi, về những gì mà tôi đã làm ở mức tốt nhất với tư cách chính phủ, nhằm ngăn tránh việc trở lại tình trạng phong tỏa toàn quốc, với mọi tổn thất liên quan đến cuộc sống của mọi người, tình trạng tâm thần, rồi công ăn việc làm nữa”, Boris Johnson.

Còn Hy Lạp hiện hoàn thành việc phong tỏa ở địa phương, tại thành phố lớn hàng thứ hai của nước nầy là Thessaloniki, nằm ở phía bắc trong 2 tuần lễ, sau khi đã xảy ra việc gia tăng các ca nhiễm tại đây.

Việc phong tỏa bao gồm lệnh giới nghiêm, từ 9 giờ tối cho đến 5 giờ sáng hôm sau.

Các biện pháp thêm nữa cũng có hiệu lực tại thủ đô Athens, bao gồm các quán rượu, phòng tập thể dục, viện bảo tàng, rạp trình diễn kịch nghệ và rạp chiếu phim bị đóng cửa; còn các nhà hàng được phép bán thức ăn mang về, hoặc giao tận nhà.

Các môn thể thao đồng đội bị cấm, chỉ có các bài tập cá nhân là được phép.

Còn nước Ý hiện ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày là hơn 30 ngàn vụ, khiến cho Thủ Tướng Giuseppe Conte đề ra các biện pháp mới, trong đó buộc các nhà hàng và quán rượu phải đóng cửa lúc 6 giờ chiều.

Bà Gianluca Orsini làm chủ quán rượu tại Rome và hiện đòi hỏi chính phủ phải trợ giúp.

“Chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp của chúng tôi phải được hỗ trợ về mặt kinh tế".

"Vâng chúng tôi có thể đóng cửa, thế nhưng chúng tôi muốn có sự giúp đỡ cụ thể".

"Chúng tôi cần có một quỹ hỗ trợ, cho việc giảm bớt nhân viên trên căn bản thường xuyên".

"Chúng tôi cần sự hỗ trợ hữu hiệu, tiền bạc cụ thể đi vào trương mục ngân hàng của chúng tôi".

"Nếu chuyện nầy xảy ra thì chúng tôi có thể đóng cửa, nghỉ ngơi và rồi sẽ mở cửa lại".

"Chúng tôi không muốn bị xem là những người lan truyền sự lây nhiễm, do chúng tôi bị nhắm đến về chuyện nầy”, Gianluca Orsini.

Trên toàn cầu, đại dịch đã khiến 46 triệu người nhiễm bệnh và có 1,2 triệu người chết.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share