Các ca nhiễm coronavirus tiếp tục gia tăng tại Âu Châu

People hold up banners that read 'I search for work', in Pamplona, Spain

People hold up banners that read 'I'm searching for work', in Pamplona, Spain Source: AAP

Hai mươi quốc gia tại Âu Châu báo cáo các ca nhiễm coronavirus hàng ngày gia tăng ở mức cao nhất. Trong khi đó, Tây Ban Nha trở thành quốc gia đầu tiên tại châu lục nầy và đứng thứ sáu trên thế giới, khi ghi nhận có hơn một triệu trường hợp nhiễm virus.


Âu Châu một lần nữa trở thành tâm dịch cuả coronavirus, với 20 quốc gia ghi nhận các ca nhiễm cao nhất mỗi ngày.

Trong số các nước hàng đầu, có Anh quốc với hơn 20 ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày, Ý với 15 ngàn, Cộng Hòa Tiệp gần 12 ngàn, Ba Lan 10 ngàn và Hoà Lan có 8500 ca nhiễm mới.

Con số ca nhiễm cao phản ảnh việc gia tăng trong các vụ thử nghiệm so với đợt lây nhiễm lần thứ nhất, thế nhưng có những dấu hiệu rõ ràng là virus hiện tiếp tục lan rộng bất chấp việc thi hành các hạn chế chặt chẽ hơn.

Trong khi đó, Tây Ban Nha trở thành quốc gia Âu Châu đầu tiên và đứng hàng thứ sáu trên thế giới, khi ghi nhận có hơn một triệu ca nhiễm.

Con số lây nhiễm coronavirus tại nước nầy gia tăng gấp đôi chỉ trong 6 tuần lễ, với gần 17 ngàn ca nhiễm mới ghi nhận được ngày hôm qua.

Trong khi các nước Âu Châu xem xét việc ban hành thêm các hạn chế, giữa lúc có nhiều lo sợ là các bệnh viện sẽ bị tràn ngập, thì Ủy Viên Kinh tế của Ủy hội Âu Châu Paolo Gentiloni hiện cảnh cáo hậu quả khốc liệt về tài chính của cuộc khủng hoảng.

Ông cho biết Quỹ Tiền Tệ Thế Giới tiên đoán hậu quả kinh tế của đại dịch trong năm 2020 sẽ tệ hại gấp đôi cho các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

“Hậu quả về mặt xã hội rất sâu sắc và để lại nhiều vết sẹo đau thương".

"Theo Ngân hàng Thế giới, nạn nghèo khó gia tăng với khoảng từ 120 đến 140 triệu người và điều nầy tạo thêm nhiều nguy cơ, trong nỗ lực xóa nạn nghèo khó”, Paolo Gentiloni.

Trong khi đó, Anh quốc vẫn là quốc gia tại Âu Châu có số tử vong do COVID-19 cao nhất, với gần 800 ngàn ca nhiễm và 44 ngàn người chết, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Miền Bắc nước Anh đã bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt 2 của coronavirus, với miền Nam Yorkshire trở thành khu vực thứ tư bị áp dụng các hạn chế gắt gao nhất.

Những nhà lãnh đạo của vùng nầy đã đồng ý về một ngân khoản trợ giúp từ chính phủ Anh, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị đóng cửa, cũng như thêm các biện pháp y tế công cộng, một điều mà Manchester không đạt được trước khi các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn áp dụng cho họ.

Đường lối phong tỏa tại địa phương của Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã bị các chỉ trích từ lãnh đạo đối lập, Sir Keir Starmer tại Quốc Hội.

Ông nầy cáo buộc chính phủ đã ‘trả giá với mạng sống của người dân’, theo đường lối mà chính phủ quyết định về các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các vùng bị ảnh hưởng.

“Tôi nghĩ Thủ Tướng thực sự đã vượt quá giới hạn, không chỉ là cách thức ông đối phó với vùng Manchester ở mức độ cấp 3 của các hạn chế, mà còn cách thức đối phó với các địa phương theo một cách khác biệt nữa".

"Việc nầy làm xói mòn niềm tin của công chúng và tạo cho các vùng chống lại nhau, Thị trưởng chống Thị trưởng, Hội đồng Địa phương chống nhau, trong khi chúng ta cần bước tiến của cả nước".

"Hãy thay thế những cuộc chiến bất tận tại địa phương, với tiêu chuẩn quốc gia rõ ràng và sự ủng hộ thích hợp cho công ăn việc làm”, Sir Keir Starmer.

Trong khi đó, tổng số các ca nhiễm coronavirus tại Tô Cách Lan đã vượt quá 50 ngàn vụ

Người đứng đầu chính phủ Tô Cách Lan, bà Nicola Sturgeon nói rằng, các hạn chế tạm thời trong lãnh vực chiêu đãi cũng như qui định về số người viếng thăm một gia đình, sẽ được qui định trên toàn vùng trung tâm của Tô Cách Lan thêm một tuần lễ nữa.

“Đây là quyết định y tế công cộng đầu tiên và mạnh mẽ nhất, mặc dù chúng ta có lý do cho việc lạc quan thận trọng khi các hạn chế đang có hiệu quả, thế nhưng lời khuyên từ giới chức y tế với nội các là, sẽ không an toàn để giảm bớt các hạn chế sớm nhất là vào thứ hai".

"Ngoài ra việc gia hạn cho phép chúng tôi chuyển tiếp các giai đoạn một cách suôn sẻ sang một mức độ kế tiếp, mà chúng tôi hy vọng sẽ tuyên bố vào ngày 2 tháng 11”, Nicola Sturgeon.
"Chúng ta đi xuống ít bị thiệt hại cho kinh tế, nhưng lại hồi phục nhanh chóng hơn”, Donald Trump.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, các viên chức đứng đầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa dịch bệnh CDC hiện cảnh cáo là nạn dịch tại nước nầy đang tiến đến giai đoạn nguy kịch.

Con số nhiễm bệnh trên toàn quốc trung bình là 120 trên tổng số 100 ngàn người, đây là con số cao nhất kể từ tháng 7.

Phó Giám đốc CDC về các bệnh truyền nhiễm là ông Jay Butler nói rằng COVID-19 hiện gia tăng trên khắp nước, chiếm gần 75 phần trăm lãnh thổ Hoa Kỳ.

“Tuần qua chúng ta chứng kiến có gần 60 ngàn ca nhiễm trung bình trong một ngày, cùng với 700 người chết".

"Chúng ta cũng thấy các trường hợp gia tăng thực sự, tại các nơi, đặc biệt là vùng Trung Tây, người dân hoạt động trong nhà khi thời tiết trở nên lạnh hơn".

"Tôi nhìn nhận rằng, chúng ta quá mõi mệt với hậu quả của COVID-19 đối với cuộc sống, rồi cũng mệt mõi khi phải mang khẩu trang, thế nhưng việc đó luôn quan trọng từ trước đến nay".

"Tôi muốn nói rằng nó còn quan trọng hơn bao giờ hết, khi chúng ta dần dần đi vào thời tiết mùa thu”, Jay Butler.

Thế nhưng Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, vẫn tiếp tục xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của tình hình.

Ông tuyên bố tại một cuộc vận động tranh cử, là Hoa Kỳ hiện ‘đè bẹp virus’.

“Hãy nhìn vào con số ca nhiễm và tử vong của chúng ta, so sánh với Âu Châu".

"Quí vị biết, họ luôn luôn nói Âu Châu, rồi Âu Châu và hãy nhìn vào con số để so sánh".

"Chúng ta đã có con số lớn nhất, nhưng là con số người hồi phục và chúng ta trở lại nhanh chóng hơn".

"Chúng ta đi xuống ít bị thiệt hại cho kinh tế, nhưng lại hồi phục nhanh chóng hơn”, Donald Trump.

Tại những nơi khác trên thế giới, các vụ thử nghiệm trên con người, với vắc xin chống coronavirus của hãng dược phẫm AstraZeneca và đại học Oxford, vẫn tiếp tục theo sau cái chết của một tình nguyện viên tại Brazil.

Một nhật báo tại Brazil có tên là O Globo cho biết, người đàn ông nầy đã được tiêm giả dược, chứ không phải là vắc xin thực sự.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share