Liên Âu đồng ý tài trợ việc di chuyển bệnh nhân qua biên giới

French Prime Minister Jean Castex leaves a press conference in Paris

French Prime Minister Jean Castex leaves a press conference in Paris Source: AAP

Trong một nỗ lực nhằm ngăn cho các bệnh viện tại Âu Châu bị tràn ngập với các trường hợp coronavirus, Liên Âu đồng ý tài trợ cho việc di chuyển các bệnh nhân COVID-19 qua các biên giới để được chữa trị. Vụ nầy diễn ra khi nước Pháp thi hành việc phong tỏa toàn quốc lần thứ hai.


Một thợ uốn tóc tại miền Bắc nước Pháp hiện phải làm việc gấp đôi gấp ba, trước ngày diễn ra việc phong tỏa toàn quốc.

“Quí vị nên nghĩ là Giáng Sinh đã đến sớm, khi khách hàng vội vã đến cắt tóc".

"Tôi luôn luôn phải trả lời điện thoại và tìm cách sắp xếp các cuộc hẹn”, một thợ uốn tóc.

Được biết thợ hớt uốn tóc, quán rượu, nhà hàng thuộc các doanh nghiệp kề từ ngày 30 tháng 10 không được mở cửa.

Mọi người được lệnh ở trong nhà, trừ khi phải đi mua các nhu yếu phẩm, đi chữa bệnh, đưa con đi học, hay giúp đỡ khẩn cấp cho một thành viên trong gia đình, hoặc đi tập thể dục một giờ mỗi ngày trong vòng bán kính một kí lô mét từ nhà.

Thủ Tướng Pháp Jean Castex cho biết, các biện pháp sẽ làm chậm đi sự lây lan của COVID-19.

“Kể từ khi virus gia tăng việc lây lan, chúng ta cũng phải gia tăng nỗ lực nữa".

"Mục tiêu là rất đơn giản, đó là bảo vệ sức khoẻ của đồng bào chúng ta bằng mọi cách, để ngăn chận việc leo thang của virus”, Jean Castex.

Trong khi đó, các nhân viên bệnh viện lo sợ, sẽ nhận vào con số các bệnh nhân tăng vọt.

Bác sĩ Jerome Pinot thuộc một bệnh viện ở Paris hiện kêu gọi mọi người hãy tuân theo các hạn chế mới.

"Tôi rất giận dữ trước thái độ của một số người mà lẽ ra là họ đều biết các qui luật, đã sống qua thời gian phong tỏa, đã từng qua đợt lây nhiễm thứ nhất, nhưng lại không tuân thủ việc giãn cách xã hội".

"Tôi khuyến khích mọi người hãy tôn trọng càng nhiều càng tốt và nghiêm chỉnh với lệnh phong tỏa mới”, Jerome Pinot.

Tại Âu Châu với việc lây nhiễm hiện vượt quá 10 triệu trường hợp, Liên Âu đã đồng ý tài trợ cho việc di chuyển bệnh nhân qua các biên giới trong khối, nhằm tránh cho các bệnh viện bị tràn ngập.

Người đứng đầu Cao Ủy Âu Châu, bà Ursula Von De Leyen tuyên bố trong một cuộc họp qua video rằng, các nhà lãnh đạo EU đồng ý thực hiện các nỗ lực phối hợp hơn để chống lại virus.

“Việc lây lan cuả virus sẽ tràn ngập hệ thống y tế của chúng ta, nếu chúng ta không hành động khẩn cấp".

"Chúng ta hiện chi ra 220 triệu đồng euro, để tài trợ cho việc di chuyển bệnh nhân qua biên giới an toàn để đến nơi nào cần đến”, Ursula Von De Leyen.

Các nhà lãnh đạo Liên Âu cũng cam kết việc phân phối đồng đều vắc xin, một khi có được.

“Các quốc gia thành viên Liên Âu sẽ nhận được vắc xin vào cùng lúc và cùng điều kiện, dựa trên sự chia sẻ tùy theo dân số mà họ có”, Ursula Von De Leyen.

Tại Anh quốc, các vụ lây nhiễm coronavirus gia tăng gấp đôi sau mỗi 9 ngày.

Chính phủ Anh chống lại các lởi kêu gọi phong tỏa toàn quốc và nói rằng họ sẽ tuân thủ một hệ thống phong tỏa tại các địa phương mà thôi.

Chủ tịch của ngành y tế công cộng và dịch tễ tại đại học Imperial là ông Paul Elliott cho rằng việc hành động là thiết yếu.

“Dù bất cứ điều gì đi nữa, chúng ta nhất định phải làm một cái gì, bởi vì vào lúc nầy virus hiện gia tăng nhanh chóng".

"Mức độ gia tăng nầy thực sự diễn ra trên toàn quốc”, Paul Elliott.

Tại Tây Ban Nha, Quốc Hội đã biểu quyết gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 6 tháng, cho đến ngày 9 tháng 5 sang năm, nhằm giúp cho nhà cầm quyền có thêm quyền hạn để kiểm soát làn sóng thứ hai của coronavirus.

Tây Ban Nha ghi nhận con số kỷ lục các ca nhiễm mới là 23,500 vụ vào hôm qua.

Chính phủ hiện giao quyền cho mỗi địa phương, quyết định các biện pháp của riêng mình.

Vùng Catalonia nơi có thành phố Barcelona, loan báo một lệnh cấm nội bất xuất, ngoại bất nhập trong 15 ngày.

Đây là một điểm nóng của virus và đã có một số biện pháp gắt gao nhất nước, đang được thi hành.

Ông Esteve Bosch thuộc Nghiệp đoàn Y tế Catalonia cho biết, các hạn chế chặt chẽ về việc đi lại là cần thiết.

“Mọi chuyện giới hạn sự đi lại như đã được thực hiện cho đến nay, nhằm giúp ích vì chúng ta chứng kiến đường cong đi lên của các trường hợp lây nhiễm và trong khi nó tiếp tục gia tăng, chúng ta phải tiếp tục tìm ra giải pháp”, Esteve Bosch.
"Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi sẽ không đầu hàng và không khiếp nhược”, Joe Biden.
Còn Tổng Thống Bulgaria là ông Rumen Radev hiện cách ly, sau khi vị tổng thư ký của ông xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Thủ Tướng và Thống Đốc Ngân hàng Trung ương nước nầy cũng tự cách ly, sau khi thử nghiệm dương tính.

Tại Hoa Kỳ, lực lượng chiến thuật coronavirus của Tòa Bạch Ốc cảnh cáo về sự lây lan dai dẳng và rộng rãi của COVID-19 tại phần phía tây của nước Mỹ.

Các thành viên trong lực lượng hiện thúc giục có các biện pháp phản công mạnh mẽ.

Một thành viên của lực lượng chiến thuật là bác sĩ Anthony Fauci cho đài CNBC biết rằng, việc mang khẩu trang nên bắt buộc trên toàn quốc.

“Việc nầy sẽ trở nên tệ hơn vì chúng ta đang tiến vào thời tiết lạnh hơn, mùa thu rồi đến mùa đông với mùa nghỉ hè sắp tới".

"Chúng ta phải làm những điều khác biệt và không thể để cho chuyện nầy xảy ra".

"Chúng ta sẽ có nhiều bệnh viện và điều đó không tránh khỏi dẫn đến việc có nhiều người chết”, Anthony Fauci.

Trong khi đó tại một đám đông tụ tập ngoài trời ở Florida với ít người mang khẩu trang, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cho các ủng hộ viên biết rằng, ông ủng hộ việc mang khẩu trang.

Tuy nhiên ông loại bỏ việc phong tỏa, giống như tình trạng tại Pháp hiện nay.

“Các vụ lây nhiễm tăng cao, thì họ phong tỏa. Tôi không đồng ý với chuyện đó, bởi vì chúng ta không bao giờ phong tỏa lần nữa".

"Biết rõ bệnh nầy và nay chúng ta mở cửa các doanh nghiệp”, Donald Trump.

Trong khi đó, trong một cuộc tụ tập bằng cách lái xe của ứng cử viên đảng Dân chủ cũng tại Florida, những người tham dự vẫn ở trong xe hơi để tránh việc lây lan coronavirus.

Ông Joe Biden cho biết ông muốn đóng cửa với virus.

“Donald Trump đã kéo cờ trắng đầu hàng, và bỏ rơi các gia đình rồi đầu hàng trước virus, thế nhưng người dân Mỹ không từ bỏ".

'Chúng ta không đầu hàng và chắc chắn chúng ta không khiếp nhược".

"Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi sẽ không đầu hàng và không khiếp nhược”, Joe Biden.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share