WHO: Mười người chỉ có một được hít thở không khí trong lành

Morning traffic moves on the roads engulfed in smog, in New Delhi, India.

Morning traffic moves on the roads engulfed in smog, in New Delhi, India. Source: AAP

Phúc trình mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO tiết lộ rằng có 90% dân số thế giới hiện phải hít thở không khí ô nhiễm.


Các mức ô nhiễm không khí vẫn còn cao một cách nguy hiểm tại một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới và nó giết chết 7 triệu người mỗi năm.

Tình trạng ô nhiễm không khí không đồng đều, giữa các quốc gia giàu mạnh và những nước nghèo khó, sự cách biệt nầy ngày càng rộng hơn.

Phúc trình mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho thấy, mức độ ô nhiễm thấp hơn tại một số nơi ở châu Âu và châu Mỹ, thế nhưng mức độ tập trung của các hạt bụi trong không khí, hiện vẫn gây nguy hiểm cao độ tại nhiều nơi ở Á Châu, Ấn Độ và Trung Đông.

Theo cuộc nghiên cứu thì các thành phố như New Delhi, Cairo và Bắc Kinh, là những đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới.
Trong 14 thành phố nơi có mức ô nhiễm tệ hại nhất là ở Ấn Độ.

Một sinh viên tại New Delhi là cô Kamya cho biết, các con số thống kê cho thấy Ấn Độ thật đáng hỗ thẹn.

"Chuyện nầy quả thật đáng xấu hỗ cho chúng tôi, và nay nó cũng mở mắt cho chúng ta, và thay vì sử dụng xe cộ, chúng ta có thể đi bộ nữa.

"Ngay cả tôi là một sinh viên, tôi cũng có thể đi bộ đây đó và tôi nghĩ chuyện nầy chẳng gây trở ngại chi cho tôi," Kamya.

Còn Anumita Roy Chowdury là người đứng đầu về ngành vận tải trong sạch tại Trung Tâm Khoa Học và Môi Trường của Ấn độ cho biết về một kế hoạch hành động toàn quốc về không khí trong sạch hiện được phát triển, nhắm vào các vấn đề y tế và môi trường tại nước nầy.

"Đó quả là khó khăn cho cả nước và đây là lý do khiến chúng ta phải xem xét  khẩn cấp, thông qua một kế hoạch hành động ở phạm vi toàn quốc để có không khí sạch, một điều mà Bộ Môi Sinh và rừng rậm đang phát triển hiện nay."

Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước lượng có 7 triệu người chết mỗi năm, do tiếp xúc với các phần tử cực nhỏ trong không khí ô nhiễm, vốn có thể gây ra các cơn kích ngất, đau tim, ung thư phổi và nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong 10 người thì đã có đến 9 người, phải hít thở không khí ô nhiễm.
"Mọi yếu tố nầy đe dọa môi trường của chúng ta và chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy có biện pháp, để ngăn chận các hiễm họa gây đe dọa đến đất nước chúng ta", Mohamed Hussein.
Bác sĩ Maria Neira thuộc WTO cho biết, mức độ ô nhiễm không khí hiện tại ở nhiều quốc gia là không thể chấp nhận được.

"Đây là chuyện căn bản và không chấp nhận được, khi hàng năm có đến 7 triệu người chết do hít thở không khí ô nhiễm".

"Điều nầy có nghĩa là có 9 trong số 10 người trên thế giới hiện hít thở không khí không thuộc các hướng dẫn hay đề nghị của WHO về chất lượng không khí, vì vậy nó nằm ngoài các tiêu chuẩn đề nghị và thực sự rất bi thảm", Maria Neira.

Bà giải thích là các cộng đồng nghèo khó nhất và khó trồng trọt nhất, lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

"Có 3 tỷ người trên thế giới vào khoảng phân nửa dân số toàn cầu hiện nấu nướng, sưởi ấm và thắp sáng nhà cửa bằng nhiên liệu đặc như gỗ và những gì họ có, vốn không phải là những nhiên liệu sạch và vì vậy gây ra hậu quả không tốt cho sức khoẻ và đó là những gì chúng ta cần giải quyết. Chúng ta cần gia tăng việc xử dụng nhiên liệu sạch vốn là điều rất quan trọng cho dân số của chúng ta".

Trong khi đó các sinh viên khoa mỹ thuật tại Iraq, hiện từng bước chiến đấu chống lại mức độ ô nhiễm hiện ở cấp độ 3.

Một nhóm sinh viên sơn phết lại các bức tường dọc đường phố, tại thành phố Sulaimaniya của người Kurd, với các hình ảnh cho thấy nhiều người cưỡi xe đạp và tưới nước cây cỏ.

Sinh viên Mohamed Hussein cho biết, anh hy vọng các hình ảnh trên tường sẽ lôi cuốn sự chú ý của mọi người, về mối đe dọa của môi trường tại Iraq.

"Công việc nầy thu hút sự quan tâm rất nhiều của mọi người. Những người qua đường thường dừng lại hỏi chuyện và cảm ơn chúng tôi, điều nầy khiến chúng tôi làm việc cật lực hơn để phục vụ cho môi trường".

"Chúng tôi làm việc ngay cả trong trời gió lớn hay mưa dầm, để chuyển tải một thông điệp đến mọi người. Iraq có dân số là 32 triệu người và 15 triệu xe hơi, trong một quốc gia mà cứ 2 người là có 1 chiếc xe hơi".

"Iraq cũng là quốc gia sản xuất dầu hỏa và có nhiều nhà máy không có bộ phận lọc ô nhiễm, vì vậy nó gây ra mối nguy hiểm ngày nầy qua ngày nọ".

"Mọi yếu tố nầy đe dọa môi trường của chúng ta và chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy có biện pháp, để ngăn chận các hiễm họa gây đe dọa đến đất nước chúng ta", Mohamed Hussein.

Tổ Chức Y Tế Thê Giới sẽ tổ chức Cuộc Họp Toàn Cầu đầu tiên, về Ô Nhiễm Không Khí và Sức Khoẻ vào cuối năm nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share