Cuộc sống vốn cạnh tranh và đòi hỏi sự kiên cường
Ông Davy Nguyen, sống tại Sydney, đã áp dụng một phương pháp giáo dục đặc biệt bằng việc tạo ra một danh hiệu gọi là “đứa con cưng nhất” để áp dụng trong gia đình suốt 10 năm qua với 3 cô con gái - Angelique, 20 tuổi, Trinity, 18 tuổi và Siobhan, 14 tuổi.
Để giành được vị trí “con cưng”, ba chị em phải cạnh tranh nhau trong học tập hoặc giúp đỡ bố mẹ việc nhà, nấu ăn.
Xuất hiện ở một tập trong , ông Davy cho biết đứa con được cưng nhất nhà sẽ được thay đổi hàng tuần hoặc hàng tháng.
“Thiên vị đối với tôi là một điều tốt. Không có gì sai khi có một đứa trẻ được yêu quý hơn. Cuối cùng, tôi muốn dạy cho bọn trẻ sự kiên cường”, ông Davy giải thích với SBS.
“Nhiều người nói rằng, chọn ra đứa trẻ được yêu thích nhất thực sự là một điều tiêu cực, nhưng tôi nhìn nhận đó là điều tích cực. Bởi vì nếu chúng xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, cha mẹ nên thừa nhận và thưởng cho chúng. Nếu chúng cư xử hay có thái độ không tốt, rõ ràng chúng sẽ đứng cuối danh sách”.
Ông Davy cho biết, các con gái của ông chỉ có một lựa chọn là “trở nên tốt hơn” để trở thành đứa con được yêu quý nhất trong 1 tuần hoặc 1 tháng cụ thể.
Thiên vị đối với tôi là một điều tốt. Không có gì sai khi có một đứa trẻ được yêu quý hơn. Cuối cùng, tôi muốn dạy cho bọn trẻ sự kiên cường.
Theo ông Davy, cuộc sống vốn dĩ rất cạnh tranh, ở trường phải thi đua là “the best student”, ở công ty hay nơi làm việc phải nỗ lực thành “the best employee”, do đó việc nỗ lực ở nhà để dành được danh hiệu “the favourite child” sẽ giúp con cọ xát và làm quen với cuộc sống vốn khốc liệt.
“Những gia đình Việt tại Úc rất thương con cái. Cha mẹ chúng tôi là những người vượt biên, phải làm việc từ sáng đến chiều, thậm chí 7 ngày một tuần để nuôi con ăn học thành tài, có tương lai.Những người Úc khá ngạc nhiên với phương pháp nuôi dạy con cái nghiêm khắc của người Việt, thương cho roi cho vọt, họ đặt câu hỏi tại sao lại phải khó khăn với con cái như vậy, lại còn treo giải thưởng để cổ vũ chúng.
"Tôi muốn dù các con trông như thế nào, thì khi ra đời chúng vẫn là những nhân tố tốt nhất, và nỗ lực bằng mọi giá để mọi người công nhận". Source: Davy Nguyen
Tôi nhận thấy, những đứa trẻ hiện nay dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội Facebook, Instagram. Tôi muốn các con biết rằng ngoài mạng xã hội ra, chúng còn có cuộc sống thực, những bài thi trong nhà trường, việc vui chơi, giúp đỡ gia đình”, ông Davy nói với SBS.
Người cha nhấn mạnh, các con mình sẽ mất vị trí hàng đầu nếu dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, tán gẫu, không làm bài tập về nhà hay không giúp đỡ cha mẹ việc nhà.
Người trẻ gốc Á chưa có nhiều cơ hội
Theo quan sát của ông Davy, một người làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại Úc lâu năm, sự kỳ thị vẫn tồn tại sâu sắc trong xã hội Úc.
“Những người trẻ hiện nay, đặc biệt là trẻ gốc Việt thường khá nhút nhát, các em chưa dám đặt câu hỏi khi đi tìm việc, không dám lên tiếng trước những điều sai trái. Mình muốn các con phải đấu tranh và nỗ lực để theo đuổi giấc mơ của mình. Vấn đề của người trẻ là họ có rất nhiều hoài bão, nhưng lại chưa thật sự cố gắng để giành được ước muốn của mình.
Khi chúng tôi vượt biên đến Úc, chúng tôi không có gì cả. Điều duy nhất mà chúng tôi biết là mình phải học thật giỏi, phải học cho bằng người ta.
Khi tôi giới thiệu giải thưởng này, lúc đầu các con không hề thích. Nhưng rồi chúng nhận ra cha khó khăn chỉ vì muốn điều tốt nhất cho mình”, ông Davy kể với SBS.
Vợ của ông Davy Nguyen là một người Úc gốc Ý, với tư tưởng giáo dục Tây phương tự do và cho con cái nhiều lựa chọn hơn.
Ông Davy cho biết hai vợ chồng ông có nhiều vấn đề khác biệt trong việc nuôi dạy con.
“Cách người Việt dạy con rất khác với người Ý hay Úc. Vợ tôi Sandra và tôi có khá nhiều khác biệt trong việc dạy con. Người Úc có thể cho con đi chơi đến 11-12 giờ đêm, trong khi người Châu Á thì rất nghiêm khắc, chúng ta gửi con đến các trường học thêm để các con có được kiến thức tốt nhất.
Tôi mong con mình mai mốt ra đời không thua ai, không sợ ai. Những người Á Châu chưa có nhiều cơ hội trong xã hội Úc. Tôi muốn dù các con trông như thế nào, da vàng hay da trắng, thì khi ra đời chúng vẫn là những nhân tố tốt nhất, và nỗ lực bằng mọi giá để mọi người công nhận.
Tôi mong con mình mai mốt ra đời không thua ai, không sợ ai. Những người Á Châu chưa có nhiều cơ hội trong xã hội Úc.
Mình là người Việt Nam ở Úc. Tôi biết rất nhiều cha mẹ gốc Việt gặp khó khăn trong việc cân bằng và lựa chọn cách giáo dục con theo kiểu Úc hay Việt. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là dạy con sự bền bỉ, mang đến cho con cơ hội giáo dục tốt nhất.Sự kỳ thị trong xã hội vẫn còn ở đó, khi các con bước vào cuộc sống thực, dù chúng làm việc lĩnh vực nào, chúng cần nhận được những cơ hội đồng đều như những người khác.
Vợ của ông Davy Nguyen là một người Úc gốc Ý, với tư tưởng giáo dục Tây phương tự do và cho con cái nhiều lựa chọn hơn. Source: Davy Nguyen
Bất chấp sự thiên vị của ông bố, ba cô con gái của ông đều tin rằng chúng là đứa con yêu thích của cha vì những lý do khác nhau. Cả ba đồng tình cách giáo dục này là phù hợp trong việc giúp chúng trưởng thành và hoàn thiện thành những người tốt hơn.