Cô gái người Sydney tạm gọi là Louisa, 25 tuổi – vừa mới hồi phục sau khi bị nhiễm COVID-19.
Tôi không biết làm thế nào mà tôi bị nhiễm COVID. Tôi vừa đi gặp một thành viên trong gia đình và chúng tôi thường phải làm xét nghiệm COVID nữa, vì có các nhu cầu công việc khác trong cuộc sống. Tôi không thực sự cảm nhận được các triệu chứng ngay lập tức. Nhưng bạn biết đấy khi chúng tôi xuất hiện các triệu chứng thì chúng tôi đã được cách ly nên may mắn là không lây lan ra thêm nữa. tôi trải qua 14 ngày cách ly và những yêu cầu mà Bộ Y tế muốn chúng tôi làm, và may mắn thay tôi chỉ bị nhiễm nhẹ.
Louisa đã được Bộ Y tế New South Wales cho đi ra khỏi khu vực cách ly vào một tuần trước.
Nhưng mặc dù mọi thứ đã hoàn toàn rõ ràng - và cô cảm thấy hồi phục hoàn toàn – thì những hậu quả của việc nhiễm virus vẫn còn đó.
Vì vậy, đôi khi tôi rất ngạc nhiên, trong một số tình huống, nó cũng hài hước thôi, bạn có thể nói đùa về điều này với bạn bè hay đại loại như vậy. Nhưng trong những tình huống khác, tôi cảm thấy hơi bực bội. Tôi nghĩ rằng mọi người vẫn còn sợ hãi hoặc e ngại khi bạn nói với họ rằng bạn đã bị nhiễm COVID, họ nghĩ rằng bạn vẫn mang virus trong người vào lúc đó. Và, bạn biết đấy, bất chấp việc mọi người hạn chế đi ra ngoài như thế nào, thì họ vẫn có khả năng bị lây nhiễm mà không hay biết.
Những người sống sót sau COVID-19 không chỉ đối mặt với sự kỳ thị liên quan đến virus.
Họ cũng phải thích nghi với một loạt các rào cản khác và những đòi hỏi pháp lý khi họ bước vào một không gian gọi là 'nền kinh tế tiêm chủng'.
Chẳng hạn Bộ Y tế New South Wales khuyến nghị không xét nghiệm virus định kỳ, ít nhất sáu tháng sau khi người nhiễm virus hồi phục, bởi vì người bị nhiễm vẫn có thể gặp kết qủa dương tính, mặc dù họ không còn khả năng lây nhiễm.
Tuy nhiên cô Louisa luôn được yêu cầu phải hoàn thành các Xét nghiệm Kháng nguyên Nhanh hàng ngày tại nơi làm việc của cô, và phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính để có thể tham dự một vài cuộc hẹn cho công việc hoặc cá nhân.
Tôi đang cố gắng đặt lịch hẹn khám bệnh, cố gắng đặt lịch hẹn với nha sĩ. Không nhất thiết là bạn bị từ chối thẳng, hoặc họ nói rằng bạn không thể đăng ký, nhưng đột nhiên sau đó, nó giống như kiểu, ồ, tốt thôi, có thể chúng tôi đặt lịch hẹn cho bạn trong thời gian hai tuần nhé, hoặc có thể chúng tôi đặt lịch hẹn cho bạn trong thời gian ba tuần nữa nhé.
Những người đã được tiêm chủng đầy đủ ở New South Wales phải đưa bằng chứng là họ đã chích ngừa nếu muốn đi vào các cửa hàng, doanh nghiệp và dịch vụ.
Nhưng cô Louisa, đã không thể tiêm liều thứ hai vì gần đến lúc tiêm mũi 2 thì cô bị nhiễm virus, thay vào đó, Louisa nhận được một Thông báo Y tế từ Bộ Y tế New South Wales.
Thông báo đã khỏi bệnh hoàn toàn của Bộ Y tế cũng có chứng nhận như đã tiêm chủng đầy đủ và cô có quyền đi vào các cơ sở kinh doanh và phòng khám như với những người có bằng chứng chích ngừa. Nhưng có những nơi khi cô đưa bằng chứng này ra thì họ không quen thuộc với thủ tục giấy tờ nên cô đã bị từ chối hoặc phải giải thích rất lằng nhằng.
Tôi hiểu mọi người đều muốn giữ an toàn. Nhưng tôi cũng không muốn phải thảo luận với mỗi một nơi mà tôi đến, bạn biết đấy, đi vào chi tiết lý do tại sao tôi không thể được xét nghiệm, hoặc tại sao bằng chứng của tôi trông khác với bằng chứng của người khác. Sau đó tôi lại phải giải thích cho các doanh nghiệp khác nhau, và mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy hơi bực bội.
Trong một tuyên bố, Bộ Y tế New South Wales nói Chính phủ đã tham khảo ý kiếncủa cộng đồng các doanh nghiệp về các hình thức ngoại lệ có thể chấp nhận, bao gồm thông báo khỏi bệnh COVID của Bộ Y tế.
Bộ Y tế nói các hình ảnh đều có sẵn trên trang mạng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và công chúng.
Nhưng luật sư về lao động Ian Neil - một chuyên gia về các nhiệm vụ bắt buộc liên quan tới vaccine - đồng ý rằng mọi người cần phải được hướng dẫn nhiều hơn.
Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của đại dịch. Trên thực tế, đó là giai đoạn khi virus trở thành một dạng đặc thù theo vùng và theo mùa hơn là một đại dịch. Và bởi vì nó là một dịch bệnh đặc thù xuất hiện theo mùa hoặc theo vùng, thì nó có khả năng lan rộng khắp cộng đồng .. Hiện nay, tất cả mọi người đều chú ý đến những người chưa nhiễm virus, vì hầu hết chúng ta đều chưa mắc bệnh, nhưng tình huống này sẽ thay đổi. Và vì vậy chúng ta cần phải điều chỉnh thái độ. Đây thực sự là một vấn đề cần phải giáo dục mọi người. .. tôi nghĩ chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm đã bỏ trống đáng kể vấn đề này và không cung cấp thông tin mà mọi người cần biết.
Còn bác sĩ Elizabeth Oliver là một Bác sĩ gia đình có trụ sở tại Sydney, cô đang cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe từ xa tại nhà cho những người mắc bệnh Covid-19.
Cô nói rằng có khả năng nhận thức về những bệnh nhân COVID sẽ tăng lên theo thời gian, khi nhiều người đã khỏi bệnh quay trở lại cộng đồng.
Chúng tôi có rất nhiều người thoát ra khỏi sự cách ly, và chúng tôi là một cộng đồng đang điều chỉnh để thích ứng với những gì đang diễn ra trong thực tế hiện nay. Và vì vậy, bạn biết đấy, có thể mọi người không nhận thức được như thế, chúng ta phải làm gì với những người đã bị nhiễm COVID? Họ nên được tiêm phòng sớm như thế nào? Họ có đủ kháng thể để bảo vệ họ không? Chúng ta có thể coi là họ không bị nhiễm bệnh nữa hay không, tất cả những vấn đề này có thể chưa được biết đến rộng rãi trong cộng đồng.
Nhà virus học David Anderson là Phó Giám đốc của Học Viện Burnet, nơi cung cấp mô hình dich bệnh cho các chính phủ về sự lây nhiễm Covid-19.
Thật không may, khi người mà bạn đang nói chuyện bị cuốn vào vùng xám đó, và đó không phải lỗi của họ, họ đã bị nhiễm COVID, họ đã làm điều đúng đắn và bị cách ly cho đến khi họ nói rằng họ có thể quay trở lại cộng đồng. Nhưng hiện tại, các quy tắc mà mọi người đặt ra để bảo vệ nơi làm việc, và bảo vệ cộng đồng của họ, vẫn chưa bắt kịp với thực tế, rằng hiện có hàng ngàn người đang ở trong hoàn cảnh như của cô gái ấy.
Ông nói rằng mọi người sẽ cần phải kiên nhẫn vì các quy tắc và quy định khác nhau cần được hoàn thiện theo thời gian.
Tôi rất thông cảm cho Bộ Y tế ở mỗi tiểu bang, đang cố gắng tìm ra những biện pháp mới trong những hoàn cảnh cứ thay đổi liên tục. Vì vậy, mọi người cần hiểu rằng cuộc sống không hoàn hảo, bởi vì trong khi chúng tôi đang cố gắng hết sức, thì mọi thứ ngoài kia thay đổi rất nhanh.
Louisa, trong khi đó, đang mong mỏi được tiêm liều vaccine thứ hai, vốn được khuyến cáo cô có thể tiêm sáu tuần sau khi hồi phục.
Nhưng cô ấy vẫn muốn mọi người hãy nhận thức tốt hơn về cuộc sống hậu COVID-19.
Giống như cách mà chúng ta đã từng truyền thông điệp và nói chuyện về việc tìm hiểu các triệu chứng như thế nào, những gì cần làm trước khi bạn bị nhiễm COVID. Tôi nghĩ bây giờ, có lẽ chúng ta cần phải học hỏi về điều gì sẽ xảy ra hậu COVID.. Chỉ cần luôn luôn trấn an mọi người và doanh nghiệp hàng ngày rằng họ sẽ không gặp khó khăn và mọi người sẽ không bị nhiễm, nếu tiếp xúc với ai đó vừa bị mắc COVID một tháng trước. Và sau đó chỉ cần giúp đỡ mọi người – quen dần với những thông điệp hậu COVID - giống như cách chúng ta đưa mọi người tăng tốc nhằm hiểu biết về các yêu cầu và mọi thứ trước COVID một cách nhanh nhất.
Và Louisa nói rằng bất chấp tất cả những rắc rối, có một điều gì đó kỳ diệu về COVID-19.
Bạn biết đấy, bạn có thể đi vào Woolworths và không cần phải thường xuyên liếc nhìn xem ai đang ho, bởi vì tôi cảm thấy như họ có thể, và tôi nghĩ bạn cứ ho ra đi. Tôi không sao đâu. Bạn biết đấy, đó là một chút nhẹ nhõm có trong ý nghĩ. Bởi vì, rõ ràng, đã hai năm xảy ra COVID. Virus ở khắp mọi nơi, mọi người không ngừng nói về nó. Và sau đó bạn sẽ sống qua giai đoạn này, và bạn thực sự biết mình phải chờ đợi điều gì. Nếu mọi chuyện đã qua, mọi thứ không sao đối với bạn, khi đó bạn cảm thấy như mình được bảo vệ và an toàn ... Đó là một sự nhẹ nhõm lớn đối với tôi. Tôi nghĩ bây giờ trong mắt tôi, tôi cảm thấy như vậy đấy, đại dịch đã trôi qua đối với tôi rồi.
Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng việt, hãy truy cập sbs.com.au/coronavirus.