Vào tháng Ba, trước khi Úc bước vào giai đoạn phong tỏa đầu tiên, cô Amie Morris đã gặp gỡ một người đàn ông tại Sydney.
Lần hẹn hò đó được cô kể là tồi tệ chưa từng thấy, vì khi về nhà cô phát hiện đã bị nhiễm coronavirus.
Cô trải qua ba tuần lễ chiến đấu với căn bệnh, gồm có những dấu hiệu giống như bệnh cúm. Nhưng cô phải mất thêm vài tháng nữa mới lấy lại năng lượng vốn có trước khi nhiễm virus.
‘Tôi cảm thấy bị mệt mỏi ngay lập tức, rất dễ mệt, tôi luôn cần phải nằm xuống ngủ một giấc vào buổi trưa, mặc dù trước đây không bao giờ cần tới giấc ngủ này.’
Tệ hơn nữa là bây giờ tóc cô lại bị rụng, không chỉ rụng ít như bình thường mà cô đã bị mất tới 50% lượng tóc trên đầu.
‘Tôi rất sợ hãi, tôi không nói dối đâu, có cảm giác như mình đang chịu đựng một hình phạt nào đó. Tôi cứ nghĩ rằng nếu tóc cứ rụng miết thế này thì chẳng bao lâu nữa mình có thể bị hói đầu.’
Người phụ nữ 39 tuổi này đang trở thành một trong những bệnh nhân coronavirus thuộc nhóm “trữ bệnh lâu dài”, đó là những người dù đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng vẫn chịu ảnh hưởng kéo dài của những triệu chứng chưa được nghiên cứu hậu căn bệnh.
Dấu hiệu phổ biến nhất là khó tập trung, tính tình bạo phát và dễ bị mệt mỏi. Vài người chịu ảnh hưởng kéo dài vài tuần, có người bị đến vài tháng.
Bác sĩ gia đình Charlotte Hespe nói những dấu hiệu này tương tự như Triệu chứng Mệt mỏi Kinh niên, mà vài bệnh nhân có thể mắc phải sau khi bị nhiễm một loại virus nào đó.
Tuy nhiên vấn đề rụng tóc có thể là một sự phản ứng của cơ thể khi bị sợ hãi bệnh tật quá mức.
Nhưng bác sĩ Hespe nói phải mất từ 4 đến 5 năm thì khoa học mới tìm hiểu được các dấu hiệu ảnh hưởng kéo dài của COVID.
Và tất cả những gì các bác sĩ gia đình có thể làm lúc này là an ủi bệnh nhân để họ không sợ hãi.
Điều này cũng có nghĩa là con đường phía trước đối với 25,000 người Úc vừa khỏi bệnh coronavirus sẽ trở nên bất định.
Và quý vị có thể cập nhật tin tức mới nhất về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus