Sau một cuối tuần với các cuộc biểu tình chống phong tỏa tại một số thành phố Âu Châu như Stockholm, Vienna và Munich, nay một số hạn chế vì COVID-19 bắt đầu được giảm bớt.
Trong khi đó, Israel mở cửa lại các cơ sở chiêu đãi gồm quán rượu và nhà hàng vào chủ nhật.
Nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm khi ra khỏi nhà, thế nhưng một cư dân tại Tel Aviv là ông Ariel vẫn do dự về vắc xin.
"Tôi rất phấn khởi vì mọi chuyện sẽ trở lại bình thường, thế nhưng hãy xem mọi việc sẽ như thế nào, như tôi chẳng chắc chắn về tất cả vắc xin, liệu có những công dân hạng A và hạng B hay không, những người được chủng ngừa và những ai chưa tiêm chủng?”, Ariel.
Được biết Israel thực hiện chương trình chủng ngừa nhanh chóng, với hơn phân nửa dân số hiện được tiêm chủng với một liều duy nhất.
Như một phần của việc nới lỏng các luật lệ, việc giới hạn đi lại hiện giảm bớt và trường học sẽ mở cửa lại với một số điều kiện.
Israel cũng quyết tâm cộng tác với Brazil, trong một nỗ lực chung nhằm chiến thắng đại dịch coronavirus.
Ngoại trưởng Brazil, Ernesto Araujo ca ngợi chương trình chủng ngừa của Israel.
“Cả thế giới hiện động viên mọi nỗ lực vào việc chủng ngừa, thế nhưng tôi nghĩ Brazil và Israel cùng nhau có thể cho thấy, chúng ta có khả năng đi xa hơn các quốc gia khác hiện đang làm và chủng ngừa".
"Dĩ nhiên đó là những tham vọng, thế nhưng xét về mọi khía cạnh thì tinh thần cộng tác mà chúng ta đang xây dựng là rất vững chắc và sẽ cùng nhau tạo sự khác biệt trên thế giới”, Ernesto Araujo.
Trong khi đó, Brazil có con số lây nhiễm đứng hàng thứ ba trên thế giới, với gần 11 triệu trường hợp.
Còn nước Ý cũng bị thiệt hại nặng nề, trong thời gian đại dịch.
Giám đốc y tế công cộng tại Rome là ông Enrico di Rosa cho biết, quốc gia nầy đã trả một giá đắt trong thời gian đại dịch, thế nhưng vẫn có các hy vọng.
“Rất may thuốc chủng là vũ khí cho phép chúng ta thoát ra khỏi đại dịch, chúng ta có các dấu hiệu rất khích lệ từ các nước đã chủng ngừa trước chúng ta".
"Nay các dữ kiện bắt đầu cho thấy mọi chuyện cũng rất khích lệ, để chúng ta làm mọi chuyện nhanh chóng và thay đổi một cách tích cực về hình ảnh của đại dịch”, Enrico di Rosa.
Bộ Trưởng Y Tế Ý, Roberto Speranza muốn người dân Ý hãy đi tiêm chủng, cho đến cuối mùa hè ở Âu Châu.
Thế nhưng cũng có các cuộc biểu tình chống đối tại Âu Châu, đối với việc chủng ngừa cưỡng bách.
Khoảng 3 ngàn người tại Romania đã tụ tập bên ngoài Quốc Hội ở thủ đô Bucarest, trong khi có lệnh phong tỏa với các hạn chế gắt gao hơn, được áp dụng trong thời gian 14 ngày.
Ông George Simon là một người thuộc cánh hữu Chính Thống Giáo, tranh luận về sự chọn lựa của mỗi người.
“Đó không phải là chống lại vắc xin, chúng tôi đến đây để nói rằng mỗi người chúng tôi có tự do để chọn lựa, vì vậy việc chủng ngừa là không cưỡng bách”, George Simon.
“Giữa những khổ đau xé nát con tim như vậy, thế nhưng với quyết tâm, lòng can đảm và óc sáng tạo đặc biệt do mọi người ứng phó, đã là một niềm cảm hứng cho tất cả chúng ta”, Thái Tử Charles.
Trong khi đó, các hạn chế gắt gao hơn bắt đầu áp dụng vào ngày thứ hai hôm nay, tại Romania.
Còn Thủ Tướng Anh Boris Johnson kêu gọi, ngày mùng 8 tháng 3 là một bước tiến đáng kể, trên con đường được hoàn toàn tự do, với học sinh sẽ trở lại trường học.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã sẵn sàng và mọi người muốn trở lại cuộc sống thường nhật, tôi nghĩ họ cảm thấy như vậy".
"Quí vị hỏi về các rủi ro thì tôi nghĩ, rủi ro thực sự là việc không trở lại trường”, Boris Johnson.
Chính phủ Anh quốc đã tăng lương một phần trăm cho các nhân viên thuộc Dịch vụ Y tế Toàn quốc, thế nhưng vẫn còn có những phỏng đoán về các cuộc biểu tình của công nhân và những vụ tranh tụng trước tòa.
Trong khi đó, Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị đã ngỏ lời tri ân đến giới chức y tế, trên khắp khối Thịnh Vượng Chung, về sự tận tâm và ý thức về bổn phận của họ, trong một bài diễn văn truyền hình.
“Chúng ta cũng rất phấn khởi qua các toàn bộ tiến trình đáng kể, trong việc phát triển các loại vắc xin và chữa trị mới".
"Thời gian thử nghiệm đã được nhiều người trải qua, dẫn đến sự cảm ơn sâu xa về những hỗ trợ và nâng đỡ tinh thần cùng nhau mà chúng ta an hưởng, qua việc nối kết với những người khác”, Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị.
Còn Thái Tử Charles cũng đề cập đến tầm mức của đại dịch, đã làm gián đoạn xã hội và con người, trong bài diễn văn kỷ niệm ngày đoàn kết của khối Thịnh Vượng Chung.
“Giữa những khổ đau xé nát con tim như vậy, thế nhưng với quyết tâm, lòng can đảm và óc sáng tạo đặc biệt do mọi người ứng phó, đã là một niềm cảm hứng cho tất cả chúng ta”, Thái Tử Charles.
Với thông điệp hy vọng của Thái Tử gởi đến cả thế giới, trong khi nỗ lực chủng ngừa hiện gia tăng, qua cuộc chiến chống lại COVID-19.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại