Ông Norman Frank là người Thổ Dân thuộc bộ tộc Warumungu sống cùng vợ là Samara và 5 đứa con tại Tennant Creek xa xôi, cách Darwin về phía nam hơn 10 tiếng đồng hồ lái xe.
Ông cho biết đã từng chứng kiến hậu quả của biển đổi khí hậu diễn ra trong vùng.
“Biển đổi khí hậu hiện giết chết cả vùng nầy nữa, các vũng nước thường trực của chúng tôi đều cạn kiệt và khắp khu vực nầy như bị thiêu đốt”, Norman Frank.
Việc sử dụng tủ lạnh là hết sức thiết yếu đối với ông, trong việc cất các thuốc men quan trọng cũng như giữ cho nước mát lạnh.
Việc nầy dẫn đến hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng mà ông hy vọng có thể cắt giảm bằng năng lượng mặt trời.
“Ông mặt trời dường như hiện diện trên bầu trời cả đời, chẳng chịu lặn xuống và chẳng đi đâu cả. Mặt trời phải lặn xuống và rồi mọc lên vào ngày hôm sau, cho một ngày mới chứ”, Norman Frank.
Ông là người Thổ Dân đầu tiên ở Lãnh thổ Bắc Úc tìm cách nối các tấm thu năng lượng mặt trời trên mái nhà qua một điện kế trả tiền trước, vốn là chuyện thường thấy ở các cộng đồng xa xôi.
Thế nhưng chính phủ Lãnh Thổ Bắc Úc chưa thiết lập giá biểu cho điện năng mặt trời đi qua các điện kế trả tiền trước.
Vấn đề đòi hỏi việc cập nhật các hướng dẫn về giá điện tại Lãnh Thổ Bắc Úc.
Ông Chansey Paech là Bộ Trưởng về Dịch vụ Thiết Yếu cho Người Thổ Dân.
“Chúng tôi làm việc với công ty Jacan Energy về vấn đề giá điện, bởi vì tại Lãnh Thổ Bắc Úc nầy, chúng tôi hoàn toàn cam kết phải tìm ra một giải pháp”, Chansey Paech.
Một khi hoàn thành, khách hàng của 10 ngàn điện kế trả tiền trước thuộc những người có lợi tức thấp và cộng đồng Thổ Dân có thể hưởng lợi từ điện năng mặt trời.
Với nhiệt độ vào mùa mưa và ẩm ướt có thể lên đến khoảng 40 độ bách phân, các chuyên gia y tế như ông Simon Quilty, một bác sĩ tại vùng Alice Springs nói rằng, vấn đề năng lượng hợp túi tiền sẽ trở thành chuyện ưu tiên.
"Sức nóng khủng khiếp làm gián đoạn hệ thống cung cấp điện năng trong vài giờ, có thể làm hư hại thuốc men và thực phẩm, dĩ nhiên là một mốt nguy trực tiếp tới cuộc sống".
'Đó là vấn đề hết sức đáng kể và ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống của mọi người”, Simon Quilty.
Được biết Tennant Creek trước đây được chỉ định là địa điểm cho trang trại năng lượng mặt trời Sun Cable.
Địa điểm nầy sau đó đã dời về trạm Powell Creek gần Elliott và khi hoàn tất, sẽ là trại năng lượng mặt trời lớn hàng thứ ba trên thế giới, cung cấp điện năng cho Darwin và Singapore.
Thế nhưng một số chủ nhân truyền thống cho biết họ chưa nghe thấy gì về bất cứ lợi lộc nào tại địa phương cả.
Ông Dan Bisrock là một chủ nhân truyền thống tại Powell Creek Station tuyên bố nhân danh gia đình Bill và Benson.
“Chúng tôi chẳng được họ tìm đến để hỏi han hay nói chuyện, vì chúng tôi là sở hữu chủ của đất đai nầy”, Dan Bisrock.
“Năng lượng tái tạo tốt cho môi trường, tốt cho khí hậu, cũng tốt cho đất nước và sức khỏe của mọi người, tôi nghĩ đó là nhu cầu trong tương lai”, Ray Dixon.
Trong khi đó cộng đồng Marlinja ở phía bắc Tennant Creek khoảng 3 giờ lái xe hiện cho phép những người Thổ Dân là các lãnh đạo về lãnh vực năng lượng tái tạo.
Họ thực hiện những bước đầu với một trung tâm cộng đồng sử dụng điện mặt trời.
Các chủ nhân truyền thống và những người sống ở các cộng đồng Thổ Dân xa xôi gần dự án Sun Cable nói rằng, tương lai nằm trong các dự án của cộng đồng như thế nầy.
Ông Ray Dixon thuộc cộng đồng Marlinja hy vọng, họ sẽ là kiểu mẫu cho các cộng đồng khác.
“Chúng tôi dường như sẽ giống như một điểm sáng ở đây tại Marlinja đối với những người khác, đối với khu vực sinh sống của các trạm xá khác, các cộng đồng khác có thể cũng có thể làm điều đó”, Ray Dixon.
Marlinja hiện được cung cấp điện năng từ một trạm phát điện chạy bằng dầu diesel ở Elliott.
Thế nhưng nay họ bàn đến các trạm hoàn toàn phát ra điện năng từ mặt trời.
“Năng lượng tái tạo tốt cho môi trường, tốt cho khí hậu, cũng tốt cho đất nước và sức khỏe của mọi người, tôi nghĩ đó là nhu cầu trong tương lai”, Ray Dixon.
Một bình minh mới có lẽ sẽ mang lại thêm năng lượng hợp túi tiền cho mọi người dân Úc.