Hướng dẫn mới cho các trường đại học về quấy rối tình dục

University graduates

University graduates Source: AAP

Các trường đại học tại Úc đang soạn thảo lại Bộ hướng dẫn mới nhằm giúp sinh viên được bảo vệ tốt hơn trong việc chống lại những hành vi quấy rối tình dục. Các điều trong Bộ hướng dẫn này được xây dựng với sự cố vấn của các chuyên viên về bạo hành, quấy rối xâm phạm tình dục, các dịch vụ và tổ chức bảo vệ nạn nhân, cùng các đại diện sinh viên. Tuy vậy một số tổ chức vẫn cho rằng bộ quy định đang xây dựng này chưa đủ mạnh.


Bộ hướng dẫn mới về chống quấy rối tình dục trong sinh viên được các Đại học Úc cùng soạn thảo.

Bộ hướng dẫn này được xây dựng từ sau báo cáo có tên Thay đổi Hiện trạng của Ủy ban Nhân quyền Úc (AHRC) công bố vào năm ngoái, trong đó cho thấy cứ 5 sinh viên tại Úc thì có 1 người bị quấy rối tình dục và tình trạng này là bao gồm tât cả 39 trường đhọc của Úc.

Các hướng dẫn này không ràng buộc trong đó đưa ra những phýõng thức cho các trường ðại học có thể dựa vào ðể tạo ra các chính sách độc lập nhằm giải quyết tình trạng lạm dụng tình dục.

Các cách thức mà các trường đại học có thể làm là trang bị cho các nhân sự làm việc trực tiếp với sinh viên những kỹ năng để xử lý với những vụ việc tấn công tình dục, phát triển các công cụ báo cáo trực tuyến, và hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng phụ thuộc và khu cư trú, là nơi mà theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Úc AHRC thì các nơi này có mức độ tấn công tình dục cao hơn bất cứ nơi nào khác trong khuôn viên trường.

Giám đốc điều hành Các trường đại học Úc - Universities Australia Catriona Jackson nói rằng Bộ hướng dẫn là kết quả của các cuộc tham vấn kéo dài cả năm với những người từ nhiều lãnh vực khác nhau.

"Bộ hướng dẫn này dành cho tất cả các trường đại học dùng để tham khảo. Các nguyên tắc này nằm trong số 10 ưu tiên mà chúng tôi với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của các trường đại học cam kết thực hiện trong số hàng trăm hàng ngàn thứ đang diễn ra trong khuôn viên trường đại học."

Bà Jackson nói bộ hướng dẫn này được xây dựng với một mục tiêu duy nhất.

 "Chúng tôi cố gắng loại bỏ tất cả các rào cản trong việc tố cáo một hành vi xâm phạm tình dục. Chúng tôi biết rằng mặc dù có cố đi chăng nữa thì cũng có những người không dám bước ra để nói lên sự thật. Cần phải có can đảm mới có thể làm được điều đó. Nhiều người cảm thấy sợ hãi và bối rối khi đối diện chuyện này, và chúng tôi làm tất cả những gì có thể trong bộ hướng dẫn để giải quyết vấn đề. Nhiều trường đại học đã và đang thực hiện những điều chúng tôi đã đề xuất ở đây."

Ủy viên phân biệt đối xử về giới tính của Úc Kate Jenkins đã hoan nghênh Bộ hướng dẫn này. Bà nói bộ hướng dẫn là một bước quan trọng để giúp cho sinh viên an toàn hơn.

Nhưng Nina Funnell giám đốc của End Rape on Campus - Chấm dứt hiếp dâm trong khuôn viên đại học, nơi đã cho phát hành một báo cáo có tên là The Red Zone - Khu vực Đỏ chuyên về những vụ bạo hành tình dục ở các trường đại học Úc thì nói rằng bà có một số lo ngại về Bộ hướng dẫn.

Bà cho biết tổ chức của bà không được mời tham dự tư vấn cho bộ hướng dẫn này.

Trên tất cả thì đó là một nỗ lực tốt đẹp, tôi cho là họ đã cố gắng, nhưng họ đã không tham khảo ý kiến và nó là một bộ quy định không bắt buộc. Nó không đi đến đâu hết. Tôi nghĩ như vậy , và nó có phần nào đó lãng phí. "

Bà Funnell giải thích lý do khiến bà thất vọng như sau.

"Các trường đại học đưa ra khung thời gian bạn phải báo cáo một vụ hãm hiếp khá nghiêm ngặt, bạn có từ 20 hoặc 40 ngày để báo cáo, quá thời hạn là thôi. Chúng tôi biết rằng nạn nhân của các vụ tấn công tình dục phải mất ít nhất là 11 tháng để có thể đi báo về sự việc đã xảy ra với họ. Vì vậy đặt ra khung thời gian nghiêm ngặt thực sự là một vấn đề. Thế nhưng bộ hướng dẫn mới không đưa ra khuyến nghị thay đổi về khung thời gian này, mà nó chỉ đưa ra lời giải thích giúp cho nạn nhân bị cưỡng hiếp hiểu thế nào là khung thời gian, vậy thôi. "

Bà Funnell nói sinh viên quốc tế là nhóm có tỷ lệ tấn bị công tình dục cao nhất và họ còn phải đối mặt với một số rào cản trong việc đi báo tội phạm.

Bà cho biết các hướng dẫn của Universities Australia không đủ để giúp đỡ họ trong vấn đề này.

"Tôi ngạc nhiên khi chỉ có 10 dòng trong tài liệu này đề cập đến các sinh viên từ nền văn hóa và ngôn ngữ không nói tiếng Anh. Chúng tôi biết họ là một nhóm đặc biệt, dễ bị tổn thương và họ có nhu cầu cần được tiếp cận với các dịch vụ có hiểu biết về sự khác biệt văn hóa. Chúng tôi đã hỗ trợ một số sinh viên quốc tế, những người đi báo cáo với cảnh sát chỉ để được nghe rằng: 'Anh chị chỉ còn ở đây trong sáu tháng hay một năm nữa và thật khó cho chúng tôi để theo đuổi vụ này'. "

Bà Funnell nói rằng sinh viên quốc tế thường sợ báo cáo họ là nạn nhân của một vụ tội phạm nào đó vì lo sợ có thể ảnh hưởng xấu đến thị thực của họ, và vì sợ xấu hổ mà một số nền văn hóa thường có cái nhìn xấu với nạn nhân bị xâm phạm tình dục.

Bà nói vì lý do này mà sinh viên quốc tế thường phải chịu đựng trong im lặng.

Các hướng dẫn của UA cho thấy các trường đại học xem xét một cơ chế thu thập dữ liệu để ghi nhận các tiết lộ chính thức nhằm có một sự hiểu biết tốt hơn về mức độ phổ biến của các cuộc tấn công trong các trường.

Bà Funnell nói bà muốn thấy Úc có một hệ thống có thể hoạt động theo cách tương tự với Ðạo luật The Clery tại Hoa Kỳ.

Theo Ðạo luật đó, tất cả các trường cao đẳng và đại học nằm trong chương trình tài trợ liên bang phải công khai dữ liệu khiếu nại hành hung tình dục của họ mỗi năm.

Bà Funnell cho biết kể từ lần cuối bà thấy dữ liệu của Úc vào năm 2016 khi biên soạn Báo cáo Khu vực Đỏ - trong đó yêu cầu có được quyền tự do truy cập thông tin, tuy nhiên thì dữ liệu vẫn không thể truy cập được.

Những gì chúng tôi tìm thấy là trong số 575 đơn khiếu nại chính thức được đưa ra cho các trường đại học về hành vi sai trái tình dục, chỉ có sáu trường hợp bị đuổi học.

Kể từ thời điểm đó vào năm 2016 đến nay chúng tôi không thể truy cập lại dữ liệu đó lại nữa."

Cần tìm thông tin hay tư vấn về bạo lực tình dục, có thể gọi qua điện thoại 24/7 qua 1800-RESPECT, hay quay số 1800 737 732.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share