Ông Edgar Lữ từ Trung Quốc đến Úc 7 năm về trước.
Ông thiết lập một trang You Tube với nhiều người theo dõi, đề cập đến chuyện chính trị, vấn đề thời sự và văn hóa trong cộng đồng người Hoa.
Không lâu sau đó ông đến Sydney, tại đây ông đã trải qua một vụ kỳ thị chủng tộc.
"Tôi đang cưỡi xe đạp, khi băng qua đường và có người qua mặt tôi".
"Tôi nghĩ người nầy nói điều gì kỳ thị, chẳng hạn như ‘hãy xuống xe đạp đi’ và những lời kỳ thị khác đằng sau".
"Tôi không chắc vì tôi là người mới đến tại Sydney, thế nhưng ông ta trông có vẻ giận dữ với tôi”, Edgar Lữ.
Chuyện của ông là một trong những câu chuyện được hơn 1 phần 3 người Úc gốc Hoa chia sẻ, khi báo cáo về tình trạng kỳ thị vào năm 2020.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát mới của Viện Lowy cũng tìm thấy rằng, có 18 phần trăm người Úc gốc Hoa đã bị đe dọa xúc phạm thân thể, hoặc bị tấn công là do di sản hay truyền thống của họ.
“Lý do tôi chọn sang sống tại Úc, bởi vì nước nầy được xếp hạng cao về nhân quyền, chống kỳ thị và tôn trọng quyền phụ nữ, cũng vì tôi có các cô con gái".
"Thế nhưng những chuyện như thế nầy, khiến tôi không còn nghĩ như trước và “có lẽ nước Úc không tốt đẹp như tôi nghĩ”, Edgar Lữ.
Được biết cuộc khảo sát dựa trên hơn một ngàn người Úc gốc Hoa.
Một trong các tác giả bản phúc trình là bà Jennifer Sử, bà cho biết dữ kiện cho thấy một khuynh hướng đáng quan ngại.
“Thật là thất vọng với những con số cao như vậy, liên quan đến phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc, tôi nghĩ rằng đây là một lời kêu gọi cho chúng ta với tư cách là một xã hội, phải giải quyết những vấn đề phân biệt đối xử này”, Jennifer Sử.
Được biết có 2 phần 3 những người được hỏi tin rằng, đại dịch là một yếu tố góp phần vào chuyện kỳ thị.
Có hơn phân nửa kể ra mối căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc là một lý do khác.
Còn Tiến sĩ Vũ Hải Chinh là phó giáo sư tại đại học RMIT ở Melbourne tin rằng, khuynh hướng nầy đã bắt đầu trước khi đại dịch xảy ra.
“Có những trường hợp ngày càng gia tăng, về các vụ kỳ thị chống lại người Hoa và người Á Châu tại Úc trong thời buổi đại dịch, thế nhưng cũng xảy ra trước đó nữa".
"Những cuộc thảo luận ngày càng sôi nổi về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc, rõ ràng đã góp phần làm gia tăng các trường hợp kỳ thị”, Vũ Hải Chinh.
"Không phải là tôi ghét Trung Quốc, nhưng bởi vì mọi chuyện khác biệt với những gì xảy ra ở đây và tôi ngày càng quen thuộc với cuộc sống tại Úc”, Edgar Lữ.
Các tác giả của bản phúc trình và những học giả đều đồng nhất trong lời kêu gọi, cần có vấn đề giáo dục rộng lớn hơn cho mọi người trong vai trò lãnh đạo, khi lên án các vụ tấn công.
Một thống kê khác trong phúc trình là có 77 phần trăm người Úc gốc Hoa vẫn cho rằng nước Úc là một quốc gia đáng để sống.
Trong khi đó, có 63 phần trăm lại cho rằng, họ cảm thấy một tình cảm gắn bó với nước Úc.
Còn đối với ông Edgar Lữ, thái độ đó có thể giải thích đầy đủ nhất, về những gì ông cảm thấy khi trở lại Trung Quốc.
“Tôi cảm thấy lệ thuộc lệ thuộc mãi mãi vào đất nước nầy".
"Kể từ khi sang Úc, tôi trở về Trung Quốc hai lần, mỗi lần tôi không thể chờ đợi để quay lại Úc".
"Không phải là tôi ghét Trung Quốc, nhưng bởi vì mọi chuyện khác biệt với những gì xảy ra ở đây và tôi ngày càng quen thuộc với cuộc sống tại Úc”, Edgar Lữ.
Trong khi nước Úc tìm cách đối phó với đại dịch, thì vẫn có nhiều hy vọng là người Úc gốc Hoa sẽ có tiếng nói, khi đối đầu với nạn kỳ thị chủng tộc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại