Đối với một sinh viên quốc tế như cô Hashwina Vimalarajan, sống trong thời buổi đại dịch tại Melbourne đã có nhiều thử thách.
Một trong những chuyện đó là nạn kỳ thị chủng tộc.
Sinh ra tại Ấn Độ nhưng lớn lên ở Trung Đông và nay nhận Melbourne là quê hương, cô sinh viên học về môi sinh nói rằng, đại dịch đã buộc cô phải điều chỉnh thái độ của mình, để giảm bớt nguy cơ bị kỳ thị.
"Trong thời buổi đại dịch, nhớ lại trước khi có vụ phong tỏa giai đoạn 4, tôi ở trên một xe điện và khi xuống xe, một người thét vào mặt tôi rồi yêu cầu tôi phải tránh chỗ cho họ".
"Quả thật kỳ lạ, vì hoàn toàn có một khoảng cách giữa tôi với họ".
"Rồi khi tôi theo một hướng khác, họ cũng đi theo một hướng ngược lại".
"Một lần nữa, việc nầy khiến tôi phải suy nghĩ phải làm gì kế tiếp".
"Chuyện nầy khiến tôi hết sức cảnh giác nơi công cộng vì tôi là một phụ nữ, nên tôi hoàn toàn cảnh giác bất cứ lúc nào và đi đâu, cũng như ý thức được những gì chung quanh".
"Thế nhưng hiện nay tôi lại càng sợ hắt hơi hay ho, do lo sợ rằng họ sẽ cho đó là một chuyện kỳ thị, hay đổ lỗi cho tôi về một điều gì đó".
"Chuyện đó xảy ra do tất cả đều ở trong mùa đại dịch”, Hashwina Vimalarajan.
Kinh nghiệm đó là một trong những tài liệu trong một phúc trình mới về khuynh hướng dễ bị kỳ thị của những người trẻ Victoria, thuộc nguồn gốc đa văn hóa.
Có ít nhất một vụ kỳ thị trực tiếp được báo cáo do 85 phần trăm những di dân trẻ, còn 32 phần trăm kể lại với hơn 6 trường hợp họ đã trải qua.
Trung tâm của Giới trẻ Đa văn hóa Victoria, một tổ chức vô vụ lợi đã thực hiện cuộc khảo sát 376 người tuổi từ 16 đến 25 hồi tháng 6, trong lúc Melbourne đang ở trong tình trạng phong tỏa giai đoạn 3.
Đồng tác giả bản phúc trình là Naomi Priest thuộc Đại học Quốc gia Úc Châu nói rằng, phúc trình tìm thấy một số di dân bị nhiều nguy cơ nhắm đến.
“Thực sự mức độ lớn lao của nạn kỳ thị đã được những người trẻ báo cáo trong cuộc khảo sát nầy, đặc biệt từ những người thuộc thế hệ thứ nhất, sinh ra ở ngoại quốc rồi di dân đến Úc".
"Đối với phụ nữ chịu đựng cả hai kinh nghiệm trực tiếp, khi những người trẻ là mục tiêu kỳ thị và cũng chứng kiến nạn kỳ thị nữa, dù đó là trên trang mạng hay qua truyền thông xã hội, trong báo chí với mức độ rất cao, mà chúng tôi gọi là hết sức cảnh giác".
"Vì vậy đây là những người nói rằng, họ đang thay đổi thái độ trước khi đi ra ngoài, để giảm thiểu nguy cơ bị kỳ thị”, Naomi Priest.
Phúc trình tìm thấy mặc dù mức độ dễ bị kỳ thị của những người trẻ Victoria thuộc nguồn gốc di dân, chính họ rất do dự khi bàn đến chuyện nầy.
Cô Vimalarajan cho biết, cô chọn cách không báo cáo các tình tiết của chuyện kỳ thị đã xảy ra cho cô, do cô sợ cho an toàn cá nhân của mình và không biết làm thế nào để báo cáo một vụ việc.
Cô cho biết nay quyết định nói ra, sau khi trò chuyện với các bạn cùng nhau chia sẻ về kinh nghiệm của việc kỳ thị.
“Từ rất lâu tôi hết sức im lặng, rồi lớn lên tôi trải qua các hình thức kỳ thị khác nhau trong chính cộng đồng của mình, trong chính xã hội của tôi".
"Là một phụ nữ da màu, tôi tự động giữ yên lặng để thích hợp với hoàn cảnh".
"Vào lúc nầy các cuộc thảo luận và cơ hội được mở ra, để có được tiếng nói".
"Đây là giờ phút cuối cùng để mang câu chuyện của mình trước bàn dân thiên hạ, nếu việc nầy giúp đỡ mọi người hay mọi người có cảm tình với chuyện đó".
"Tôi hy vọng những người khác được khuyến khích lên tiếng với các câu chuyện của chính họ”, Hashwina Vimalarajan.
Còn ông Tim Lo Surdo là người thành lập nhóm Democarcy in Colour, tạm dịch là Dân chủ Trong Màu Da, hồi 2 năm trước để chống lại nạn kỳ thị qua các nỗ lực tận gốc rễ.
Anh nầy là người Ý gốc Hoa sinh ra tại Brisbane nói rằng, anh không bao giờ mong đợi mình sẽ ở Melbourne giữa thời đại dịch, khi phải đối phó với việc gia tăng kỳ thị đối với các di dân.
“Nó liên hệ đến những chuyện rất tinh tế, như quí vị biết việc giữ khoảng cách xã hội, thực sự là họ cố tình tránh xa quí vị".
"Họ có thể nhìn vào quí vị hơi lâu một chút".
"Tôi có lần bị một số người tuông ra những lời lẽ kỳ thị và những câu cổ điển như ‘Hãy trở về cái xứ chết tiệt của mày đi’ hay ‘Đây không phải là xứ sở của mày’.
"Trong khi đó, tôi chào đời tại Brisbane và sống tại Úc hầu như trọn cuộc đời mình”, Tim Lo Surdo.
"Làm thế nào chúng ta thực sự nói về nạn kỳ thị? Cũng như làm thế nào để xây dựng sự hiểu biết, về chủng tộc và kỳ thị?”, Naomi Priest.
Anh cho biết sự gia tăng trong việc kỳ thị, khiến anh tổ chức hội thảo đầu tiên vào ngày 4 tháng 10 vừa qua, trong một loạt các cuộc hội thảo thường xuyên, nhằm giúp đỡ những người qua đường hiểu được các chọn lựa khi chứng kiến cảnh kỳ thị.
Việc nầy theo sau các khóa hội thảo khác, nhằm trang bị cho di dân những kỷ năng để đáp ứng với nạn kỳ thị.
“Có nhiều cách thức để can thiệp, thường khi đó không phải là những gì chúng ta mong đợi và chỉ là có ích lợi mà thôi".
"Chẳng hạn như, tìm cách né tránh tình trạng bị kỳ thị bằng cách đưa ra những câu hỏi với người bị quấy nhiễu , hoặc chiến thuật đình hoãn sau khi một vụ kỳ thị xảy ra, quí vị có thể kiểm tra chuyện nầy với người đó".
"Quí vị hỏi các câu đại loại như ‘Bạn khỏe không? Tôi có thể làm gì cho bạn? hay việc hỗ trợ bằng tài liệu, khi quí vị ghi nhận sự kiện kỳ thị chủng tộc”, Tim Lo Surdo.
Còn cô Vimalarajan cho biết cô cũng muốn thấy có nhiều tài nguyên và thông tin được cung cấp cho các sinh viên quốc tế khi họ mới đến Úc.
“Việc huấn luyện chống kỳ thị cho các đại học, để các sinh viên có thể thích hợp với sự kiện nầy".
"Là một cựu sinh viên quốc tế đến quốc gia nầy, tôi chuẩn bị đối diện với tình thế tại đây".
"Tiểu bang Victoria thực sự hãnh diện về chủ thuyết đa văn hóa, thế nhưng làm thế nào áp dụng vào việc làm và học đường".
"Chúng ta là sinh viên quốc tế không được thực sự dạy về công lý của Những Người Úc Đầu tiên ở đây, hay lịch sử của người Thổ Dân".
"Đó là những thứ tôi phải tự học cho mình”, Hashwina Vimalarajan.
Với tiến sĩ Priest, thì bà kêu gọi có thêm các cơ chế mạnh mẽ để giúp các di dân trẻ có thể báo cáo các vụ kỳ thị, bà cũng ủng hộ lời kêu gọi nên có một chiến thuật toàn quốc về việc chống kỳ thị.
“Một phần then chốt là cùng đề ra các giải pháp đối với kỳ thị cùng với những người trẻ, thế nhưng chúng ta cần các dữ kiện đang diễn ra".
"Chúng ta biết rằng những gì được đo lường, là những thứ đã ghi nhận và tiếp tục đòi hỏi các chính phủ cùng các ban ngành khác phải chịu trách nhiệm".
"Vì vậy tôi nghĩ chúng ta cần thu thập các dữ kiện, thế nhưng cũng cần cùng đề ra các giải pháp cho vấn đề".
"Chúng ta muốn có một chính sách và thực hành trong các chương trình chống kỳ thị được tài trợ đầy đủ tại trường học, cũng như trong chuyện xếp đặt việc chăm sóc y tế".
"Làm thế nào chúng ta thực sự nói về nạn kỳ thị? Cũng như làm thế nào để xây dựng sự hiểu biết, về chủng tộc và kỳ thị?”, Naomi Priest.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại