Thế nhưng một cuộc khảo sát tìm thấy cứ hai người cần đến chó dẫn đường thì có một người bị kỳ thị tại những nơi công cộng.
Những người trong ngành kêu gọi cần nên giáo dục thêm nữa cho các cộng đồng để giúp đỡ mọi người biết nên hành động như thế nào với các con chó dẫn đường và những chủ chó có các quyền hạn nào.
Anh Chris Gould thường xuyên gặp các khó khăn khi đến những nơi công cộng với con chó dẫn đường Simba.
Người thanh niên 30 tuổi bị chứng rối loạn màu sắc bẩm sinh, khiến anh nầy mù về đêm và thấy được rất ít vào ban ngày.
Anh cho biết đã phải phấn đấu để thích hợp với con chó Simba vốn lai giữa gống Labrador và Retriver của Mỹ.
“Tối thứ sáu tôi xem trận túc cầu tại nhà và bỗng nhiên mọi vật tối sầm lại, trước đây tôi có thể cố gắng đi bộ đến shop, thế nhưng rất khó khăn do tôi có thể va vào mọi thứ, vì vậy Simba có thể dẫn tôi đến shop mà tôi chẳng lo lắng về một chuyện gì".
"Nay tôi có thể đi ra ngoài ban đêm, đi vào giữa đám đông và đến các nơi nhờ vào Simba”, Chris Gould.
Anh nầy có Simba từ năm 2017 và anh tin rằng ít nhất là mỗi tuần một lần, anh yêu cầu có được con chó.
"Tôi không nghĩ là mình bị từ chối dịch vụ, như là họ từ chối phục vụ cho tôi, thế nhưng dường như họ tìm cách làm như vậy".
"Chuyện nầy xảy ra khoảng 5 hay 6 lần tại một siêu thị địa phương gần nhà, mà cuối cùng khó khăn đó đã được giải quyết".
"Nó cũng xảy ra tại quán cà phê hay nhà hàng, rồi tại các trung tâm mua sắm rộng lớn nữa, chuyện nầy diễn ra khá thường xuyên và một nơi khác nữa có lẽ là đi taxi”, Chris Gould.
Không may trường hợp của anh và Simba, không phải là duy nhất.
Các dữ kiện mới của Hiệp hội Chó Dẫn Đường tại Victoria tiết lộ rằng, trong 2 năm qua cứ một trong 2 người được chó dẫn đường trên khắp nước Úc, đã trải qua một vài hình thức bị từ chối, trong đó có việc không cho phép đi vào một nơi nào đó.
Cuộc khảo sát kéo dài một tháng trời với hơn 120 người có chó dẫn đường tìm thấy, các quán cà phê và nhà hàng là những nơi thường từ chối người có chó dẫn đường đi vào, theo sau là xe taxi và dịch vụ đi xe chung nữa.
Tổng Giám Đốc của Dịch vụ Chó Dẫn Đường tại Victoria là ông Alastair Stott nói rằng ông không ngạc nhiên với kết quả cuộc khảo sát, khi Hiệp hội thường xuyên nhận được khiếu nại, từ cả người được chó dẫn đường và cả công chúng chứng kiến việc từ chối như vậy.
“Từ quan điểm của chúng tôi, những gì thực sự gây quan ngại là một số người báo cáo rằng, có đến 10 vụ từ chối phục vụ trong thời gian đó".
"Chúng tôi nghĩ chuyện nầy thực sự quan trọng khi giúp cho cộng đồng, công chúng và các thương nghiệp biết rằng, chó dẫn đường có quyền đi vào những nơi đó, chỉ trừ phòng mổ và nhà bếp của nhà hàng mà thôi”, Alastair Stott.
Còn chủ tịch công ty Chó Trợ giúp tại Úc châu, là ông Richard Lord cho rằng, sự kỳ thị cũng được thấy được với những người có các loại chó trợ giúp khác nhau.
“Mọi người biết rằng chó dẫn đường đã có mặt khoảng một trăm năm trước, thế nhưng hiện nay có nhiều loại chó khác giúp đỡ cho con người, như những người ngồi xe lăn, những người bị chấn thương tâm lý, các gia đình có con bị tự kỷ, các bệnh nhân tiểu đường, bị chứng kinh phong".
"Có các loại chó với thính giác tốt và một loạt các loại chó khác giúp đỡ những người có vấn đề tâm thần nữa”, Richard Lord.
Được biết cả ông Stott và Lord đều đồng ý rằng, nói chung có sự thiếu hiểu biết về quyền hạn của những người có chó dẫn đường.
Ông Alistair Sott cho biết, có nhiều nhân viên trong một số ngành thương nghiệp thường không được huấn luyện thích hợp.
“Đó là điều hết sức quan trọng với các cơ sở cung cấp dịch vụ cho công chúng, họ cần huấn luyện nhân viên để chắc chắn rằng mọi người hiểu được chuyện nầy, có các khoá huấn luyện thường xuyên và các chương trình tái huấn luyện nếu cần, để chắc chắn rằng mọi nhân viên hiểu được là, họ không thể từ chối những con chó dẫn đường cũng như biết rằng, những con chó nầy đã được huấn luyện cẩn thận, để giúp đỡ người chủ tại các quán cà phê và nhà hàng”. Alistair Stott.
"Thế nhưng chúng tôi cung cấp sự giáo dục cho mọi người, đặc biệt là trẻ em biết được đó là con vật nuôi hay là một con chó dẫn đường, đừng tự ý vỗ về nó mà luôn luôn nên hỏi người chủ trước tiên và nếu người chủ nói rằng, ‘rất tiếc, nó đang làm việc, thì quí vị không nên nựng nó’ và xin hãy nghe theo lời của người chủ chó”, Richard Lord.
Ông Lord cho rằng, cũng có một số rào cản về văn hóa để hiểu được quyền hạn nầy, hoặc không cảm thấy dễ chịu đối với các con chó.
“Việc nầy phần lớn là vì một số người không được giáo dục, về các hình thức mới của các con chó dẫn đường".
"Cũng có khía cạnh về mặt văn hóa, do không đánh giá cao các con chó và không muốn chúng đi vào xe taxi hay cơ sở của họ”, Richard Lord.
Ông Alastair Stott và Hiệp hội Chó Dẫn Đường tại Victoria cho rằng, trong khi hậu quả của việc giới hạn đi vào một nơi nào có thể gây, không chỉ khó chịu mà hậu quả còn rộng lớn hơn nữa.
“Những gì chúng tôi tìm thấy là những người mắt kém hay mù, luôn bị thử thách qua các hình ảnh và sự cô đơn trong xã hội".
"Vì vậy sự kiện bị từ chối đi vào một nơi nào, khiến họ cảm thấy thất vọng và bực mình, trong một số trường hợp lại cảm thấy bị sỉ nhục và hậu quả là họ thay đổi việc di chuyển, thường tránh các khu vực đông người, vì vậy đó lả một hậu quả thực sự về cuộc sống”, Alistair Stott.
Ông cảnh cáo rằng, có những phạt vạ lớn lao đối với những người không tuân thủ đạo luật về Các Thú Vật Trong Nhà và Kỳ Thị Người Khuyết Tật.
“Chuyện đó thực sự là một vi phạm luật pháp, khi từ chối không cho chó dẫn đường đi vào".
"Những người chủ chó cũng có khả năng khiếu nại với Ủy ban Nhân quyền Úc châu, để yêu cầu mở cuộc điều tra tại nơi đã từ chối họ được đi vào”, Alistair Stott.
Ông Lord cho rằng, nếu mọi người không chắc về việc đó có phải là con chó dẫn đường hay không, họ có thể yêu cầu người chủ xuất trình giấy tờ chứng minh về lý lịch con chó.
Thế nhưng ông thúc giục mọi người hãy nhận thức rằng, loài vật giữ vai trò quan trọng trong việc cứu mạng con người.
Còn anh Chris Gould hy vọng rằng, qua việc giáo dục từ từ và các thay đổi, anh và Simba có thể đi khắp nơi trong các sinh hoạt hàng ngày mà không gặp khó khăn nào.
Anh cũng tin rằng, việc nầy bắt đầu qua sự kiện mọi người tỏ ra tương kính lẫn nhau.
“Nhiều người cho rằng Simba chỉ là một con vật nuôi hay chỉ là một con chó thông thường, thế nhưng không phải vậy, nó thực sự giúp đỡ trong việc di chuyển cho tôi và tôi cần có nó ở chung quanh".
"Vì vậy khi có người gặp tôi tại một trung tâm mua sắm chẳng hạn và nói là ‘Ồ con chó của anh không được phép vào’, chuyện đó hoàn toàn gây bực mình, bởi vì họ không hiểu đó lả loại chó dẫn đường".
"Thực tế mọi chuyện sẽ khá hơn, nếu họ hỏi người có chó dẫn đường về các giấy tờ chứng minh khả năng của con chó đó, tôi không ngại khi họ hỏi như vậy”, Chris Gould.
Anh nầy cũng tin rằng, các bảng hiệu chỉ dẫn bằng nhiều ngôn ngữ, sẽ giúp cho mọi người thuộc mọi nguồn gốc hiểu rằng, chó dẫn đường để giúp cho chủ có thể đi lại.
Các nhóm như Chó Dẫn Đường Victoria và Hiệp hội Chó Trợ Giúp tại Úc châu, cũng cộng tác trong việc giúp mọi người hiểu biết nhiều hơn, về việc làm thế nào để đối xử với các con chó.
Ông Richard Lord thuộc Hiệp hội Chó Trợ giúp tại Úc châu nói rằng, mọi người nên đối xử với các con chó dẫn đường, như những con chó mà họ yêu mến khác.
“Con chó hiện làm việc và không nên quấy rầy nó, mọi người có thể nhìn ngắm khi nó đi qua".
"Thế nhưng chúng tôi cung cấp sự giáo dục cho mọi người, đặc biệt là trẻ em biết được đó là con vật nuôi hay là một con chó dẫn đường, đừng tự ý vỗ về nó mà luôn luôn nên hỏi người chủ trước tiên và nếu người chủ nói rằng, ‘rất tiếc, nó đang làm việc, thì quí vị không nên nựng nó’ và xin hãy nghe theo lời của người chủ chó”, Richard Lord.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại