Mái ấm gia đình: Ngày mẹ 'đi bước nữa'

295811417_596719068630642_6021805848035497163_n.jpg

Chuyên gia khai vấn gia đình Linh Lê chia sẻ trẻ cần được bảo đảm rằng cha mẹ luôn yêu thương mình, dù có tái hôn đi chăng nữa. Credit: Linh Le Coaching

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

“Ngày cha mẹ đi bước nữa, đó là thời khắc hạnh phúc riêng của cha mẹ nhưng là tương lai xám xịt, u ám và đầy nước mắt của chúng con”. Làm thế nào để việc “đi bước nữa” của cha mẹ không ảnh hưởng nhiều đến con cái và cuộc sống gia đình sau này...


Trong xã hội ngày nay, tuổi thọ của hôn nhân ngày mỗi ngắn, tình trạng ly hôn ngày càng phổ biến. Tái hôn được xem là nhu cầu chính đáng của những ông bố bà mẹ tiếp tục tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc đời.

Quan trọng là làm cách nào để việc “đi bước nữa” của cha mẹ không ảnh hưởng nhiều đến con cái và xáo trộn cuộc sống gia đình sau này. Dung hòa được cả hai, đòi hỏi người trong cuộc phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những người trải qua hôn nhân bình thường.

Chuyên gia khai vấn gia đình Linh Lê từ Melbourne tham vấn với thính giả SBS Việt ngữ.

SBS: Một đứa trẻ có cha mẹ tái hôn đã viết trên trang nhật ký của mình như sau “Ngày cha mẹ đi bước nữa, đó là thời khắc hạnh phúc riêng của cha mẹ nhưng là tương lai xám xịt, u ám và đầy nước mắt của chúng con”.

Nhiều phụ huynh không biết phải bày tỏ nguyện vọng của mình như thế nào với con cái. Họ luôn lo lắng lựa chọn của mình sẽ mang đến nhiều phiền muộn, khó xử cho con và những người thân xung quanh.

Cách nào để trò chuyện, trao đổi và chuẩn bị với con khi có “người mới” vậy chị Linh Lê?

Family coach Linh Lê: Khi con viết như vậy rõ ràng là con đang cảm thấy bất an với quyết định của mẹ. Trước tiên, mình không phán xét con, cho con là lo xa, không tin ở mẹ, hay ích kỷ, không biết nghĩ cho mẹ…

Mọi người đã biết Linh lớn lên trong gia đình đơn thân. Ba mẹ Linh xa nhau trước khi Linh ra đời.

Linh nhớ lúc bé khi mà có người bạn nào cuả mẹ mà là đàn ông đến nhà, chị cả cuả Linh kéo Linh và anh ra để cảnh báo và lên kế hoạch ‘bảo vệ’ gia đình.

Thực sự mấy chị em rất sợ, vì ba mình bỏ mình, thì nếu không khéo mẹ cũng có thể bỏ mình.

Bây giờ khi học hỏi rồi thì mình mới hiểu là đối với trẻ, cha mẹ là cái cần của sự sinh tồn, chứ không phải chỉ sự yêu thương gắn kết, cũng vì vậy mà con nghe lời mình triệt để khi còn bé, dù có bị bạo hành bao nhiêu con cũng ở bên mình, đến khi con hiểu hai sự khác biệt. Đó là bản năng sinh tồn.
Con cần được hỗ trợ để được sáng tỏ là sự sinh tồn cuả con lúc nào cũng được đặt hàng đầu, còn tình yêu của mẹ thì bao la. Khi mẹ càng được yêu thì mẹ lạ có càng nhiều tình yêu để cho con.
Nên con sẽ thấy mất mát khi cảm nhận mẹ yêu người khác, có nghĩa là, mình không còn là quan trọng nữa, như vậy mẹ cũng có thể bỏ rơi mình, và mình sẽ mất khả năng sinh tồn.

Khi con lớn lên mà vẫn nghĩ như vậy, thì cần được hỗ trợ để con được sáng tỏ là sự sinh tồn cuả con lúc nào cũng được đặt hàng đầu, còn tình yêu của mẹ thì bao la. Khi mẹ càng được yêu thì mẹ lạ có càng nhiều tình yêu để cho con.

Dành thêm thời gian cho con, tìm cách hiểu con hơn thì mới giúp được con. Để biết thêm về việc dính mắc. Linh khuyên cả nhà nên tìm hiểu thêm nhà nghiên cứu John Bowlby. Ông có một lý thyết về dính mắc được chia làm 4 dạng: Lo Lắng, Tránh Né, Vô Tổ Chức và Chắc Chắn.

Bé có lẽ bị dính mắc dạng Lo Lắng. Vậy mình nên tìm cách giúp cháu chuyển qua dạng dính mắc Chắc Chắn. Nếu cần hãy tìm chuyên gia.
295113391_376301207911569_4161514719107054532_n (1).jpg
Hiểu được ngôn ngữ về tiền bạc sẽ giúp các cặp đôi hiểu và thông cảm cho đối phương. Credit: Linh Le Coaching
SBS: Ngoài việc chuẩn bị về vấn đề tình cảm, tinh thần thì vấn đề tài chính, tài sản, trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên là hết sức quan trọng. Chị Linh Lê có chia sẻ gì về vấn đề này?

Family coach Linh Lê: Tài chính nếu không khéo thì dễ dàng ảnh hưởng đến tình cảm hai bên. Nên phải thật rõ ràng.

Nếu cảm thấy thiếu thốn thì nên tìm cách làm thêm. Bên này và nhất là hiện tại, chịu làm thì rất dễ tìm việc. Thiếu thốn tiền bạc làm mình hoang mang, đem lại những năng lượng không hữu ích cho việc nuôi con.

Tâm trạng làm việc của mình cũng rất ảnh hưởng đến việc con có cái nhìn như thế nào về bản thân và việc làm. Nên mình nên có thái độ tích cực trong việc tiền bạc.

Và trước khi bắt đầu thì nên rõ ràng.

Nhưng theo Linh thấy thì những bất hòa mà mình cho là vì tiền mà ra, thật sự không hẳn là vậy. Trong việc cư xử dính đến tiền bạc mình vô ý làm tổn thương nội tâm của người kia. Nên Linh cũng vẫn khuyên là nên học hỏi để hiểu mình, hiểu người hơn là cách tốt nhất.

Để thính giả cuả SBS có một ít khái niệm về tổn thương như thế nào, thì Linh xin chia sẻ 4 ngôn ngữ tiền bạc theo nghiên cứu cuả nhà tâm lý tài chính (financial psychologist) Kenneth Doyle.

Linh nghĩ, khi mình hiểu ngôn ngữ tiền bạc của mình và cuả người yêu, ít nhiều cũng sẽ giúp được phần nào về phương diện xung đột tiền bạc. Nhưng Linh xin được cảnh báo trước, là những lời khuyên cuả Linh sẽ có thể nghe hơi vô lý, nhưng Linh không có thời gian nên xin chia sẻ ngắn gọn.

Linh khuyên ở đây dưạ trên nền tảng mình yêu nhau, và mong muốn được cùng nhau trở nên tốt đẹp hơn, khắng khít hơn, chứ không có ý nói đúng sai.
Những bất hòa mà mình cho là vì tiền mà ra, thật sự không hẳn là vậy. Trong việc cư xử dính đến tiền bạc mình vô ý làm tổn thương nội tâm của người kia.
Ngôn Ngữ thứ nhất là The Driver – tạm gọi là Tài xế

Với những người này tiền biểu hiện cho sự THÀNH CÔNG, họ núp đằng sau tiền của để che nỗi sợ không đủ giỏi.

Khi không có tiền họ có thể cảm thấy mình không đủ, và lại càng nặng nề vật chất hơn.

Nếu người bạn đời cuả mình là tip người này, thì Linh khuyên là, cái họ cần không phải là lời chỉ trích, mà là cảm giác mình đã giỏi, thành công. Tức là họ cần được sự chấp nhận và yêu thương.

Nghe thì hơi vô lý, nhưng mình cứ phản chiếu lại xem, chỉ trích, làm dữ hay đe doạ có giúp cho sự thay đổi triệt để cái thói sài tiền của họ không? Thường thường là không. Vì mình không chạm vào rễ cuả vấn đề.

Ngôn Ngữ thứ hai là The Analytic – tạm gọi là Nhà phân tích

Tiền biểu hiện cho sự AN TÒAN, họ có cấu trúc trong việc giữ tiền và giữ theo ngân sách.

Việc họ bảo thủ với tiền bạc dễ cho người khác cảm thấy bị hắt hủi hay bị xem thường.

Cái họ cần không phải là lời đay nghiến, mà là cảm giác an toàn.

Ngôn Ngữ thứ ba làThe Amiable – tạm gọi là Nhà Hảo Tâm

Tiền biểu hiện cho sự yêu mến và tình yêu. Các mối quan hệ và con người là điểm chính cuả việc có tiền. Họ rất vụng về trong việc sắp xếp tiền.

Không có tiền họ sẽ cảm thấy mất đi khả năng biểu lộ tình cảm.

Cái họ cần không phải là lời chê trách, mà là cảm giác được yêu thương, gắn kết.

Ngôn Ngữ thứ tư làThe Expressive – tạm gọi là Nhà biểu cảm

Tiền là việc chấp thuận, mua được sự kính trọng và sự khâm phục. Họ dùng tiền để che đạy cảm giác đau nội tâm, sự bất an và việc không đủ khả năng.

Cái họ cần không phải là lời chê ghét, mà là cảm giác được yêu thương, an ủi và họ cần được che chở.

Nhưng ở đời mình hay làm ngược lại và làm nhau tổn thương.

Trước khi về với nhau, nên có một hướng định chung rõ ràng và TRÁNH phán xét nhau, mà lỡ có phán xét rồi thì khi nhận ra, hãy ngừng lại, tìm hiểu lẫn nhau để rõ về những khó khăn nội tâm mà mình có thể giúp nhau chữa lành. Được vậy thì lại càng gần gũi nhau hơn.

SBS: Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng có nhiều vụ bạo hành, lạm dụng, cưỡng bức mà trong đó nạn nhân đáng thương là những đứa trẻ mang thân phận con riêng của vợ, còn thủ phạm là cha dượng.

Người ta càng ngày càng ít có niềm tin vào các mối quan hệ tốt đẹp giữa cha dượng và con vợ hay là mẹ ghẻ con chồng. Chị Linh Lê có gặp những trường hợp như vậy trong khi khai vấn không?

Family coach Linh Lê: Thực sự khi nói về bạo hành trong gia đình, như cưỡng bức, lạm dụng thì còn có các việc như trẻ bị bỏ rơi, bị để thiếu thốn cái ăn cái mặc, thiếu sự quan tâm, bạo hành nội tâm, bị ruồng bỏ, bị đay nghiến, và bị cô lập.

Hiện nay, rất phổ biến với người Việt ở Úc thì còn một cái nưã là con cái bị áp đặt và ép bức trên nền tảng yêu thương nhưng thiếu nhận thức ở cha mẹ hoặc người bảo hộ.

Và tất cả các việc này, đều có một điểm chung, đó là để lại trong trẻ không những là vết thương mình nhìn thấy, mà nặng hơn, chính là ảnh hưởng nội tâm, tổn thương thế giới bên trong mà trẻ không thể nào tự chữa lành. Những vết thương này ảnh hưởng lối suy nghĩ và hành động cuả trẻ và trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
LISTEN TO
vietnamese_magd_ep13.mp3 image

Mái ấm gia đình: Hậu ly hôn, khép lòng hay mở rộng trái tim

SBS Vietnamese

30/07/202218:47
Đây là nghi vấn của mọi gia đình chứ không riêng gì những gia đình mà Linh tạm gọi là gia đình GHÉP.

Vì vậy những trường hợp này Linh gặp rất nhiều, thường là qua những ảnh hưởng bên ngoài như béo phì, nghiện ngập – kể cả nghiện shopping, nghiện làm việc, nghiện nói láo, nghiện mạng xã hội, nghiện la mắng con hoặc đổ thừa, trách móc người khác và họ lập lại các bạo hành mà họ đã từng trải hoặc đã nhìn thấy ở đâu đó và đã lưu lại trong tiềm thức.

Đây là một cái xoáy đau thương mà mình truyền từ đời này qua đời khác, nếu không được can đảm để đương đầu, xoa dịu và chưã lành.

Vì vậy, suy nghĩ của Linh là trước khi về sống chung với nhau, nên quan sát kỹ hành vi và thái độ cuả người yêu khi họ gặp phải điều bất như ý, và ĐỪNG chỉ trích hay phán xét họ là tốt hay xấu.
Hiện nay, rất phổ biến với người Việt ở Úc là con cái bị áp đặt và ép bức trên nền tảng yêu thương nhưng thiếu nhận thức ở cha mẹ hoặc người bảo hộ.
Nếu họ gây hại đến thân thể mình thì lập tức tránh xa. Và tìm trợ giúp ngay.

Còn không hãy giúp họ có được sự chuyển hoá từ gốc rễ, đó là giúp họ đi học hỏi thêm. Mà cả hai cùng đi thì sẽ có thêm sự đồng hành và gắn kết.

Ở đây không đủ thời gian để Linh chia sẻ cách chuyển hóa, vì hành trình là vừa học vừa tập, Nên Linh chỉ có thể khuyến khích mình đi học một khóa về hôn nhân, cuộc sống gia đình và nuôi dạy con.

Cuối cùng, hãy cẩn trọng, nhưng không cần cảm thấy bế tắc, là lời khuyên của Linh.

qua số 0431 584 257 để lấy 5 bước tạo sự gần gũi và gắn kết với con và gia đình. Sau đó, hãy làm một động tác nào đó để học hiểu thêm về yêu bản thân. Nghe Youtube hay text cho Linh, Linh sẽ chỉ cho cách nào để bắt đầu.

Không cần lâu mình sẽ có sự chuyển hóa, nhanh là ngay lập tức sau khi học hoặc trong lúc học, còn lâu là 20 ngày, nếu như mình thực sự muốn thay đổi.

Cảm ơn Bích Ngọc và thính giả, Linh mong giúp được các bạn tạo thêm gắn kết trong gia đình.

Dù là gia đình ghép, hay gia đình đơn thân, hay gia đình dị chủng hoặc không cùng văn hóa hay khác biệt ngôn ngữ như Mẹ Việt, cha Úc, hay không đồng lứa tuổi. Mọi người ai cũng đáng được cảm giác gắn kết an vui trong gia đình và với chính mình.

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe chia sẻ của chuyên gia khai vấn Linh Lê về cách nuôi dạy con riêng của chồng/hoặc vợ và cách xây dựng gia đình ghép.

Share