Mái ấm gia đình: Học sinh nào sẽ phù hợp trường tuyển?

IMG_0944.jpg

Ba chị em Annie Đặng, Jessica Đặng và Benjamin Đặng hiện đang theo học Sydney Girls High School và Sydney Boys High School.

Nhiều phụ huynh cho rằng học trò trường tuyển chỉ biết học mà thôi, thường yếu kỹ năng xã hội, thể thao và giao tiếp, điều này có đúng không? Áp lực cạnh tranh học tập ở trường tuyển ra sao và những học sinh nào sẽ phù hợp với trường tuyển? Bà mẹ Việt có ba người con đang học Sydney Girls High School và Sydney Boys High School chia sẻ kinh nghiệm với SBS.


Chị Mai Phạm là một bà mẹ có ba người con đang theo học trường tuyển tại Sydney. Con gái lớn của chị vừa tốt nghiệp Sydney Girls High School và đang là sinh viên năm nhất ngành kỹ sư phần mềm tại Đại học NSW, con gái thứ hai đang học lớp 10 Sydney Girls High School và con trai út đang học lớp 9 tại Sydney Boys High School.

Khi được hỏi thi vào trường tuyển là quyết định của các con hay của cha mẹ, chị Mai Phạm cho SBS biết.

“Việc chọn trường là quyết định của cả gia đình, nhưng mình luôn ưu tiên nguyện vọng của các con và đặt mong muốn của con trong quyết định cuối cùng của gia đình.

Con gái lớn của mình biết đến *Opportunity Class - gọi tắt là OC bắt đầu khi con học lớp 4. Thầy giáo của con thấy con có khả năng và khuyến khích con nên đi thi để thử sức. Sau khi nói chuyện với thầy, mình bắt đầu tìm hiểu các lớp OC trong khu vực mà mình sống, đến trường để tham quan, tham gia các buổi ‘orientation, school tour, open day’.
*Oppportunity class: Các lớp chuyên nằm trong các trường tiểu học công lập giảng dạy cho học sinh Lớp 5 và Lớp 6 có năng khiếu học tập với tiềm năng cao. Các lớp học này giúp học sinh học tập bằng cách nhóm các em với những học sinh có khả năng tương tự, sử dụng phương pháp giảng dạy chuyên biệt và tài liệu giáo dục ở cấp độ phù hợp.
“Con gái và cả gia đình mình đều có ấn tượng tốt với các bạn học sinh lớp 5 và lớp 6 hướng dẫn tour, điều hành buổi tham quan.

Các bạn giới thiệu cho con và phụ huynh về chương trình học, các trải nghiệm vui buồn cá nhân khi chuyển đến lớp OC, cũng như cảm giác thoải mái như thế nào khi được các thầy cô tin tưởng, giao phó cho thực hiện các dự án nghiên cứu các vấn đề mà các con quan tâm.

Con mình yêu thích OC vì đây là nơi con gặp 'like-minded friends'. Các bạn có những mối quan tâm, sở thích, đam mê, mối quan tâm giống nhau như làm toán, sáng tác thơ văn, viết nhạc, nghiên cứu về thiên văn, địa lý mà không bị coi là kỳ lạ”, chị Mai kể lại.

Sau khi thi đậu lớp OC, con gái lớn của chị Mai Phạm vẫn cảm thấy lo lắng khi chuyển qua môi trường mới. Chị Mai đồng cảm với suy nghĩ của con và đã mạnh dạn liên lạc với thầy hiệu trưởng ở cả trường cấp 1 cũ và trường OC mới để xin phép cho con có thể quay về trường cũ nếu cảm thấy không phù hợp.

Tuy nhiên, chị Mai chia sẻ, hai năm học ở OC lớp 5 và lớp 6 là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của con gái chị. Đây cũng là nơi con chị có những người bạn thân thiết, gắn bó đến tận bây giờ.
LISTEN TO
vietnamese_MAGD_School ranking NAPLAN.mp3 image

Mái ấm gia đình: Có phải trường công 'khu nhà giàu' tốt hơn 'khu nhà nghèo'?

SBS Vietnamese

16/03/202325:13
Trường tuyển có phải chỉ dành cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc?

Chị Mai Phạm chia sẻ nếu các em có kết quả học thuật tốt thì đây là một lợi thế, nhưng không phải là yếu tốt quyết định.

“Con gái lớn của mình chỉ là một học sinh bình thường từ lớp 1 đến lớp 3, khả năng tiếp thu của cháu bình thường. Nhưng con bắt đầu bắt được nhịp khi vào lớp 4. Năm lớp 4 là năm bản lề, khi con gặp một giáo viên rất tốt, ở một ngôi trường gần nhà bình thường.

Thầy nhìn thấy những khả năng tiềm tàng của con và động viên, mình thì chỉ thấy con học rất bình thường. Nhưng thầy cho rằng con tiếp thu nhanh, trí tưởng tượng phong phú, có khả năng làm văn, và Opportunity Class sẽ phù hợp với con.

Chia sẻ với SBS, bà mẹ sống tại Sydney Mai Phạm cho biết chị và chồng đều đi làm toàn thời gian, không có điều kiện để gửi con vào trường tư. Do đó việc lựa chọn một ngôi trường thuận tiện đưa đón con và có kết quả học tập tốt như trường tuyển sẽ phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

“Mình rất mừng khi con vào được trường tuyển, trường có chương trình học về âm nhạc, thể thao, hội phụ huynh rất năng động và trường luôn tạo mọi điều kiện để các con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Đây là điều rất quan trọng với mình”.
IMG_0946.jpg
Các con được khuyến khích tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội và nghệ thuật.
Học trò trường tuyển chị biết học mà thôi, thiếu kỹ năng xã hội, thể thao và giao tiếp?

Bà mẹ ba con chia sẻ chị may mắn gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với rất nhiều học sinh ở các trường tuyển khác nhau ở NSW và không đồng tình với định kiến này.

“Theo quan sát của mình, các trường tuyển đều có yêu cầu về học thuật cao hơn so với các học sinh của những trường khác nói chung.

Các em thường có khả năng tiếp thu nhanh hơn, kỹ năng học và nghiên cứu độc lập tốt và được rèn luyện để có khả năng thu xếp việc học một cách hiệu quả.
Khi các em có khả năng thu xếp việc học một cách hiệu quả và khoa học, thì các em sẽ có thêm nhiều thời gian để tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ, ngoại khóa.
Nếu các em học trường tuyển có kỹ năng về xã hội, giao tiếp và thể thao thì gia đình nên nhìn lại. trường học chỉ là nơi học thêm và củng cố các kỹ năng đã có sẵn, chứ trường học không thể là nơi dạy và cung cấp tất cả các kỹ năng đó được. Phụ huynh cần phải đồng hành cùng với nhà trường”, chị Tuyết Mai cho biết.

Trong thời gian học 7 năm ở trường tuyển, con gái lớn của chị Mai Phạm, em Jess Đặng tham giaj và nhiều hoạt động khác nhau của trường như bóng nước, thiên văn học, đan len, chèo thuyền, bóng lưới, đấu kiếm, ban nhạc, hợp xướng, khiêu vũ, tranh luận, SRC và House captain.

"Ngoài thời gian ở trường, con vẫn tham gia các công tác thiện nguyện ở Red Cross trong vùng và tham gia biểu diễn thiện nguyện ở các chương trình văn nghệ cộng đồng cùng các bạn và các cô. Học trường chuyên các con vẫn có rất nhiều thời gian để làm các việc mình yêu thích nếu biết tổ chức sắp xếp khoa học và có sự hỗ trợ của gia đình", chị Mai nói với SBS.
LISTEN TO
vietnamese_MAGD_Mua nha chon truong.mp3 image

Mái ấm gia đình: Mua nhà và chọn trường cho con

SBS Vietnamese

08/03/202324:55
Muốn học trường tuyển thì phải luyện đề, học thêm. Việc này có tạo áp lực hay tốn kém thời gian không cần thiết?

“Có nhiều trường hợp các em học sinh không đi học thêm, có khả năng tự học tốt, phụ huynh có khả năng hỗ trợ cho các em một cách hiệu quả, thì các em này có thể thi đậu trường tuyển.

Nhưng so với mặt bằng chung, diện rộng, đa số các bài thi vào OC hay trường tuyển khó hơn nhiều, rất khác so với những gì các em được học ở trường và mang tính đặc thù riêng.

Nếu các em không được hỗ trợ, ôn luyện hay làm thử các bài thi tương tự với kỳ thi tuyển, cho dù con học giỏi thì con vẫn kém ở phản xạ làm bài nhanh, trả lời chính xác. Đó là yếu tốt cần thiết để giúp con vượt qua kỳ thi tuyển.

Cha mẹ cho con đi học luyện thi, cần phải làm việc với các giáo viên, để biết con yếu ở phần nào và giúp đỡ con ở đó.

Tránh việc bỏ tiền cho con đi học kèm triền miên, tràn lan, chỉ để có suy nghĩ con tôi có đi học thêm. Việc này khiến con không còn thời gian nghỉ ngơi, giải lao, vui chơi, thể thao vì con vừa phải làm bài tập trên lớp, vừa phải làm bài tập của lớp học thêm", chị Mai cho biết từ trải nghiệm cá nhân.
IMG_0947.jpg
Annie Đặng, Benjamin Đặng và Jessica Đặng bên ông bà nội trong chuyến thăm Việt Nam.
Học sinh nào phù hợp với trường tuyển?

Trường tuyển sẽ tạo áp lực cho các bạn không có khả năng theo học.
Các em cần có khả năng học độc lập, tự học; khả năng làm việc nhóm, thực hiện các dự án lớn cùng với các bạn.
Tiếp thu nhanh, kỹ năng tập trung cần thiết.

Khi các con ở trong một môi trường với những người bạn có cùng khả năng tư duy, các con sẽ rất hứng thú học hỏi.

Tại trường tuyển có rất nhiều hoạt động ngoại khóa. Các con tham gia thể thao, âm nhạc và cần rất nhiều thời gian, nên kỹ năng xắp xếp thời gian để đảm bảo việc học chính và chương trình ngoại khóa là điều cần thiết. Con cần có được kỹ năng này để có được sự cân bằng trong cuộc sống và phát triển toàn diện.

Phụ huynh cần hết sức tỉnh táo, tránh áp lực học tập, so sánh điểm số và thành tích của con với các bạn.

Mời quý thính giả nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với khách mời.

Share