Tại một ngoại ô yên bình gần thành phố Perth, Margot Beilby dành hầu hết thời gian ngồi đan trong căn phòng khách nhà mình. Ngồi nhà lúc nào cũng vắng vẻ, và việc đan lát giúp Margot giữ cho mình một đầu óc minh mẫn và đôi tay của bà được hoạt động.
Bà cho biết, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư phổi, chồng bà đã tự kết thúc đời mình vào năm 2013.
“Ông ấy đã sống với chứng hen suyễn suốt đời mình, và tình trạng dần dần trở nên xấu đi cho tới khi ông được chẩn đoán với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Ông ấy cũng được chuẩn đoán mắc bệnh Parkinson mặc dù cái này chẳng khiến ông ấy quá lo lắng."
Sức chứa phổi của ông dần chỉ còn 20 phần trăm và ông ấy đối mặt với việc bị ngập trong chính dịch phổi của mình. Khi chồng tôi hỏi ông sẽ chết như thế nào, bác sỹ nói rằng, 'nếu đủ may mắn ông sẽ bị viêm phổi và sẽ ra đi nhanh chóng'.
Và Michael Beilby đã lựa chọn không chờ đợi...
Đó là một thời gian khó khăn đối với Margot, nhưng bà hiểu quyết định của chồng mình.
“Rõ ràng là tôi chẳng bao giờ muốn mất ông ấy. Chúng tôi đã lấy nhau được 51 năm. Nhưng tôi có thể nhìn thấy ông ấy đã khổ sở chống chọi như thế nào, biết rằng ông ấy không hề muốn tới bệnh viện. Và tôi cũng biết rằng nếu ông ấy có tới bệnh viện thì họ cũng không thể cứu sống ông ấy."
Kể từ sau cái chết của Michael, Margot đã tham gia một chiến dịch kêu gọi hợp pháp hóa trợ tử tại Tây Úc. Chiến dịch đó đã giúp dẫn tới một chiến thắng lớn hồi đầu tháng, khi Tây Úc trở thành tiểu bang thứ hai tại Úc thông qua luật nan y tử quyền.
Để có thể đủ điều kiện áp dụng luật trợ tử tại Tây Úc, người đó phải đang sống với một bệnh nan y và có thể dẫn đến cái chết trong vòng sáu tháng, hoặc 12 tháng nếu như nó là một tình trạng thoái hóa thần kinh. Họ cũng phải đang trải qua những đau đớn mà họ cho là không thể chịu đựng nổi, và có khả năng đưa ra các quyết định một cách độc lập về quy trình hỗ trợ chết tự nguyện.
Quy trình trợ tử thông thường sẽ là, bệnh nhân sử dụng một liều thuốc mạnh gây chết người, dưới sự giám sát của một nhân viên y tế đủ tiêu chuẩn.
Những người ủng hộ cơ chế này cho rằng đây là một cái chết nhanh chóng và bình thản.
Tuy nhiên không phải ai cũng đồng tình với điều đó.
Các điều luật tại Tây Úc dựa trên các quy định cơ bản theo luật tại Victoria, nhưng với một số điểm khác biệt.
Không giống như Victoria, Tây Úc không yêu cầu bệnh nhân phải được đánh giá bởi một bác sỹ chuyên khoa - mà ở đây, chỉ cần có hai chữ ký của hai bác sỹ đã khoa (GP) là người bệnh có thể được phép tham gia chương trình trợ tử.
Tại Tây Úc, bác sỹ cũng có thể đề đạt phương án hỗ trợ cái chết tự nguyện cho bệnh nhân.
Xavier Symons là một nhà nghiên cứu đạo đức y sinh từ trường đại học Notre Dame.
“Tôi nghĩ rằng lo ngại liên quan đến việc bác sỹ được phép đề đạt phương án trợ tử đối với bệnh nhân trước khi bệnh nhân tự đề xuất là một lo ngại chính đáng. Những chuyên gia y tế thuộc nhóm các chuyên gia được tin tưởng nhất trong xã hội. Mặc dù vậy đáng tiếc là vẫn có những thầy thuốc vô tâm mà chúng ta cần phải cẩn trọng khi thực hiện luật này.
Chúng ta nên cố gắng để đảm bảo một cách nhiều nhất có thể rằng, các yêu cầu trợ tử đến từ các bệnh nhân chứ không phải là các bác sỹ, hoặc đáng lo ngại hơn, là đến từ các gia đình - những người có thể đang tìm cách đặt áp lực lên bác sỹ để bàn bạc cái chết tự nguyện với người thân của họ.
Bộ trưởng Y tế Tây Úc ông Roger Cook nói rằng ông xem xét những quan ngại này một cách cẩn trọng, tuy nhiên tin tưởng rằng những luật mới mà bang đưa ra cung cấp đầy đủ những hàng rào an toàn cho người bệnh.
“Chúng tôi mong muốn một cơ chế cẩn trọng nhưng đồng thời cũng mong muốn một cơ chế đầy tình nhân ái. Có hơn một trăm các điều khoản bảo vệ an toàn trong bộ luật này, với mục đích là đảm bảo bệnh nhân không bị lạm dụng hoặc bị ép buộc tham gia quá trình trợ tử."
Đó là một chương trình mà Margot Beilby mong muốn được triển khai đến tất cả những người bị bệnh nan y trên khắp nước Úc.
“Tôi đã nghe thấy rất nhiều những câu chuyện tồi tệ, kinh khủng về những người phải chết trong đau đớn. Tất cả mọi người đều nên có quyền lựa chọn. Ông ấy đã lựa chọn cái chết, và bất cứ ai bị bệnh không thể cứu chứa cũng nên được cho phép cân nhắc lựa chọn đó."
Những nhà vận động nói rằng có tới một trăm người bệnh tại Tây Úc có thể tham gia chương trình hỗ trợ cái chết tự nguyện trong năm đầu tiên được áp dụng.
Quý vị nếu mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ và thông tin về vấn đề liên quan có thể liên hệ Lifeline trực tuyến 24 giờ mỗi ngày hoặc gọi điện thoại theo số 13 11 14.
Những dịch vụ khác bao gồm Dịch vụ Suicide Call Back, số điện thoại 1300 659 467 và Trung tâm hỗ trợ về Đau buồn và Tang chế theo đường dây 1800 642 066.