Liên Âu thúc giục các chính phủ hãy có thái độ trước hành động của Facebook chặn tin từ Úc

The Facebook logo seen displayed on a Smartphone with an Australian flag in the background.

The Facebook logo seen displayed on a Smartphone with an Australian flag in the background. Source: Getty

Chính phủ Liên bang dự kiến quy tắc mặc cả truyền thông chính phủ đang đề nghị sẽ được quốc hội thông qua mà không có điều chỉnh gì cho vừa lòng công ty mạng Facebook. Dự luật này đã khiến hôm thứ năm tuần trước Facebook chặn tin tức từ Úc.


Chủ tịch Ủy hội Âu châu bà Ursula von der Leyen cho biết Liên Âu và Hoa Kỳ đang cùng soạn thảo một khung luật mới cho thị trường mạng để giới hạn độc quyền của các đại công ty công nghệ.

Bà von der Leyen đây là điều các chính phủ nên có thái độ trước sự thống lĩnh thị trường của các đại công ty công nghệ.

"Chúng ta không thể phó mặc những quyết định có tác động to lớn cho computer hay cho các công ty công nghệ ở Silicon Valley, mà cần phải có sự kiểm tra của con người. Hành động mới đây của Facebook đối với Úc cho thấy tại sao các chính phủ cần có thái độ."

Thủ tướng Scott Morrison cho biết chính phủ đang tiếp tục thương thuyết với Facebook.

"Chúng ta thường dẫn đầu trong những chiến dịch như thế này cho nên tôi rất vui khi thấy thế giới ủng hộ chúng ta. Nhưng tôi cũng vui khi thấy Facebook có vẻ vẫn muốn làm bạn và tiếp tục thương thuyết với chúng ta."

Bộ trưởng Tài chánh Simon Birmingham cho biết chính phủ sẽ không sửa đổi dự luật mặc cả truyền thông để làm vừa lòng Facebook.

Luật mới buộc các công ty mạng nào chia sẻ tin tức của các hãng tin Úc đều phải trả tiền.

Thượng Nghị sĩ Đảng Tự Do, Andrew Bragg dự kiến trong tương lai chính phủ còn ban hàng thêm luật lệ để giới hạn sự thống lĩnh thị trường của các công ty mạng khổng lồ như là Facebook.

"Chúng tôi đưa các đại công ty công nghệ vào khung luật của Úc để bảo đảm các phóng viên ký giả phải được trả tiền cho nội dung họ thực hiện bởi vì như vậy mới công bằng."

Việc Facebook chặn tin tức từ Úc đã gặp phản ứng dữ dội mặc dù sau đó Facebook của một số dịch vụ thiết yếu không phải tin tức đã được phục hồi.

Peter Lewis, Giám đốc của Trung tâm Công nghệ có Trách nhiệm của học viện Australia Institute nói rằng cách hành xử của Facebook thiếu trách nhiệm.

"Đây là cách hành xử trịch thượng và thiếu trách nhiệm của Facebook. Chúng ta đừng quên 30 phần trăm dân Úc nói rằng Facebook là nguồn tin tức duy nhất của họ. Những người này nay phải lệ thuộc vào tin vịt. Facebook cần phải xem lại đường lối của họ."

Các tổ chức truyền thông nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ví dụ như các tổ chức của người thổ dân, vốn dựa nhiều vào Facebook để phổ biến những thông tin về đại dịch Covid-19 cho cộng đồng.

Naomi Moran là thư ký của báo Koori Mail lo lắng người thổ dân mất tiếng nói.

"Facebook là cách tương tác rất hữu hiệu để chuyển tải các thông điệp cần thiết đến cho cộng đồng phù hợp với văn hóa của họ. Quyết định của Facebook ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng truyền thông của các tổ chức của người thổ dân."

Sophie McNeill, của Human Rights Watch, mô tả hành động của Facebook thái quá khi mà chúng ta đang trong mùa cháy rừng hàng năm, và quan trọng hơn là đại dịch Covid-19.

"Chúng tôi nghĩ rằng Facebook cần xem lại tác động của việc họ làm, nhất là đối với các cộng đồng có nhiều rủi ro cần tiếp cận những thông tin thiết yếu hàng ngày. Đây là cách nước Úc ngày nay vận hành, làm sao chỉ một công ty lại có quyền lực đến vậy. Chúng tôi trông chờ công ty này phải xem lại đạo đức nghề nghiệp khi họ hành động như vậy."

 Nhưng Tiến sĩ Suranga Seneviratne giảng viên an ninh mạng của phân khoa computer tại Đại học Sydney  nghĩ rằng có thể Facebook thấy tin tức từ Úc không đem về đủ lợi nhuận cho công ty, và đối với người sử dụng thì không đọc được tin Úc trên Facebook cũng không quá bất tiện cho họ.

"Ý tôi là người ta sử dụng Facebook là để liên kết xã hội là chính. Chúng ta muốn giữ liên lạc với bạn bè, với gia đình. Facebook sẽ luôn đáp ứng nhu cầu đó cho nên chuyện chặn tin tức cũng không làm phiền người sử dụng quá mức. Tôi không nghĩ là người ta sẽ nhớ dịch vụ chia sẻ tin tức trên Facebook đâu."

Đài SBS hy vọng Facebook tiếp tục thương thuyết nhưng hiện tại các trang ngôn ngữ của đài trên Facebook đã không còn tiếp cận được. 

Đài BBC thuận lợi hơn nhờ có website tốt cùng với ứng dụng ABC News App nên vẫn có thể cung cấp tin tức cho độc giả khắp nơi.


Share