Phần lớn các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu là xem xét về hậu quả lên môi trường, lên sức khoẻ con người và vấn đề di cư trên thế giới.
Thế nhưng những gì diễn ra cho trẻ em với những thay đổi do biến đổi khí hậu, đối với thời tiết và môi trường trên thế giới ra sao?
Cơ quan phụ trách về trẻ em của Liên Hiệp Quốc đưa ra bản phân tích toàn diện đầu tiên, về những nguy cơ về khí hậu từ quan điểm của trẻ em .
Phúc trình của UNICEF được gọi là ‘Cuộc Khủng hoảng Khí hậu là Khủng hoảng về Quyền của Trẻ em: Giới thiệu về Chỉ Số nguy cơ Khí hậu đối với Trẻ em’, đã xếp hạng các quốc gia dựa trên tính chất dễ gặp nguy hiểm trước các cú sốc về môi trường khác nhau.
Bản phúc trình tìm thấy gần phân nửa, tức hơn một tỷ trong số 2,2 tỷ trẻ em trên khắp thế giới, sống tại những nước được xem là có rủi ro cao.
Việc ban hành phúc trình trùng hợp với kỷ niệm năm thứ ba phong trào tranh đấu về khí hậu do giới trẻ phát động.
Nhà tranh đấu người Thụy Điển là Greta Thunberg cho biết, các nguy hiểm về môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tương lai, mà cả trong hiện tại nữa.
“Trẻ em là thành phần bị tác động nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng nầy, chịu đựng mọi hậu quả mặc dù không phải là người gây ra chuyện nầy".
"Chúng tôi không chỉ là nạn nhân mà còn phải chống lại, thế nhưng vẫn cần sự giúp đỡ của quí vị".
"Ngoài ra khi nói đến trẻ em, chúng ta phải nhớ rằng những nhà cầm quyền không chỉ đánh mất tương lai của trẻ thơ, mà còn lấy đi cuộc sống hiện tại của nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là những người ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất”, Greta Thunberg.
Sử dụng các dữ kiện địa lý rất rõ nét, phúc trình xem xét tỷ lệ của trẻ em trên thế giới sống ở các khu vực gặp nhiều nguy hiểm trùng lấp về thời tiết và môi trường.
Có 33 nước được xem là có mức nguy hiểm cao nhất.
Vài quốc gia ở lục địa Phi Châu, như Cộng Hòa Trung Phi, Chad, Nigeria, Guinea và Guinea Bissau được xem là có nguy hiểm cao nhất khi chịu đựng các tác động của sự biến đổi khí hậu.
Trong số các cú sốc về môi trường, tình trạng dễ gặp nguy hiểm cũng được đo lường bằng cách tiếp cận dịch vụ cần thiết.
Ông Nkosilathi Nyathi thuộc cộng đồng nông nghiệp ở Zimbabwe, cho biết biến đổi khí hậu không chỉ là một chủ đề thảo luận mà còn là thực tế của cuộc sống hàng ngày của ông.
“Chuyện đó còn hơn chỉ là một chủ đề do tôi sống ngay trong tình trạng khí hậu biến đổi, vì đến từ một xã hội dựa trên nông nghiệp".
"Do tính chất khó tiên đoán và bất định của tình trạng thời tiết nầy, chúng tôi phải vất vả trong việc quyết định phải trồng vụ mùa nào".
"Nếu thời tiết tiếp tục như thế nầy, nó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng cho cộng đồng của tôi”, Nkosilathi Nyathi.
Phúc trình kêu gọi nên có thêm đầu tư vào các dịch vụ khẩn thiết như vệ sinh, nước sạch và hệ thống cống rảnh tại những quốc gia bị nguy cơ cao nhất.
Phúc trình cũng kêu gọi các chính phủ nên hướng nền giáo dục vào trẻ em, trong việc làm thế nào để chúng có thể chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, khi biến đổi khí hậu là một thực tế.
Đồng tác giả phúc trình và là Chuyên gia về chính sách của UNICEF, ông Nick Rees cho rằng, cần phải hành động, vì những tác động trùng lấp và liên tiếp của biến đổi khí hậu sẽ có hậu quả lâu dài lên sức khoẻ của trẻ em.
“Chúng dễ bị tổn thương hơn về mặt thể chất, do kém khả năng chống chọi với nhiều cú sốc như lũ lụt, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt".
'Đặc biệt là trẻ nhỏ ít có khả năng sống sót sau những sự kiện đó, thậm chí cả những đợt nắng nóng do cơ thể chúng ít có khả năng điều chỉnh thân nhiệt hơn".
"Trẻ em cũng dễ bị tổn thương hơn về mặt sinh lý, các chất độc hại như chì và các dạng ô nhiễm khác tác động đến trẻ em nhiều hơn người lớn, ngay cả khi tiếp xúc với liều lượng thấp hơn".
'Chúng có nhiều nguy cơ hơn so với người lớn mắc các bệnh có khả năng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, chẳng hạn như sốt rét và sốt xuất huyết".
'Các nghiên cứu cho thấy rằng gần 90 phần trăm gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu liên quan đến biến đổi khí hậu là do trẻ em dưới 5 tuổi phải gánh chịu”, Nick Rees.
Phúc trình cũng tiết lộ mối liên kết giữa khí thải nhà kính và nơi trẻ em chịu đựng nhiều nhất do nạn thải khí nầy.
Phúc trình tìm thấy 10 quốc gia thải khí nhiều nhất chiếm gần 70 phần trăm lượng khí thải trên toàn cầu, và có một quốc gia trong số nầy bị xem là có mức rủi ro cao nhất.
Nước Úc được xếp hạng 16 tính về việc thải khí, trong khi ở hạng 121 xét về chỉ số nguy hiểm về khí hậu.
Ông Nick Rees cho biết, trong khi nước Úc gặp nhiều thách thức về cháy rừng và hạn hán, những vụ nầy phần lớn được giảm bớt do việc tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ then chốt.
Thế nhưng đó không phải là trường hợp cho tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ em Thổ Dân và các em sống ở những vùng xa xôi và nông thôn.
“Do Úc có những dịch vụ quan trọng tốt nên được xếp hạng khá cao, thế nhưng rõ ràng là nếu có nhiều thêm càng nhiều dịch vụ thì càng tốt".
'Khi Úc càng làm được nhiều việc để giải quyết nhiều hiểm họa môi trường khí hậu, thì nước này càng cải thiện hơn nữa trên bảng xếp hạng".
'Mặc dù Úc được xếp hạng khá tốt về chỉ số, nhưng không phải tất cả trẻ em ở Úc đều có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục, cũng như nước sạch và vệ sinh cần thiết, để giúp chúng có khả năng chống chịu tốt hơn, trước các tác động của biến đổi khí hậu”, Nick Rees.
"Tôi muốn nói là hồi tháng rồi, chúng tôi thấy cả hai đảng tại Quốc Hội liên bang bỏ phiếu trong việc gia tăng đầu tư vào khí đốt như tại vùng Châu thổ Beetaloo ở lãnh thổ Bắc Úc, khiến tôi phải báo động vì việc nầy quả sự đáng quan ngại”, Jacob Gamble.
Còn ông Jacob Gamble là một đại sứ trẻ cho UNICEF tại Úc.
Là một phần của toán tìm hiểu, ông tham vấn hơn 3 ngàn trẻ em và người trẻ tại 178 trường học về thái độ đối với biến đổi khí hậu.
Cuộc khảo sát xã hội tìm thấy có 2 phần 3 những người được hỏi xem biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn lao và muốn các chính phủ cùng những ngành kỹ nghệ phải hành động thêm nữa.
“Tôi nghĩ việc nầy thực sự cho thấy chúng ta cần kết hợp sự bình đẳng qua các thế hệ, vào các cuộc đối thoại về biến đổi khí hậu".
'Bản phúc trình nầy cũng gióng lên tiếng chuông báo động cho chính phủ vào lúc nầy, tôi nghĩ chính phủ cần có những tham vọng hơn khi đề ra các chính sách, để chúng ta có thể bảo đảm trẻ em và những người trẻ không lâm vào hoàn cảnh hết sức nguy hiểm không thể chấp nhận được”, Jacob Gamble.
Được biết UNICEF Úc Châu muốn chính phủ Úc hãy đầu tư thêm vào để đáp ứng với thời tiết và các dịch vụ chính yếu cho trẻ em.
Tổ chức nầy cũng muốn thấy các chính sách về thiên tai tại nước Úc phải được tăng cường và có thêm trẻ em và người trẻ can dự vào trong tiến trình hoạch định chính sách của khu vực nầy.
Ông Gamble cho biết đầu tư vào nhiên liệu tái tạo là chuyện then chốt.
“Tôi muốn thấy có sự quan tâm về sự bình đẳng liên thế hệ, là trọng điểm trong các chính sách biến đổi khí hậu".
"Tôi cũng muốn thấy có nhiều đầu tư hơn nữa về năng lượng tái tạo, vì vào lúc nầy vấn đề không được xem là một ưu tiên đối với mọi chính phủ".
"Tôi muốn nói là hồi tháng rồi, chúng tôi thấy cả hai đảng tại Quốc Hội liên bang bỏ phiếu trong việc gia tăng đầu tư vào khí đốt như tại vùng Châu thổ Beetaloo ở lãnh thổ Bắc Úc, khiến tôi phải báo động vì việc nầy quả sự đáng quan ngại”, Jacob Gamble.
Được biết phúc trình nầy ban hành trước hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc được tổ chức vào tháng 11 năm 2021 tại Glasgow.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại