Quảng cáo trên màn ảnh truyền hình tại Úc hồi thập niên 1960, đề cao sự lãng mạn trong việc tìm kiếm cà phê chất lượng từ khắp nơi trên thế giới, vẽ lên một bức tranh về những người đi biển dũng cảm với biển cả nghiệt ngã, để mang hạt cà phê trở về nhà.
Vào thời đó, những người uống cà phê Úc không bao giờ nghĩ rằng, loại cà phê họ thưởng thức lại gặp nguy cơ từ khí hậu.
“Hiện nay với sự biến đổi khí hậu, chúng tôi không thể tiên đoán được lượng mưa, vốn ảnh hưởng đến sản lượng cà phê".
'Chúng tôi cũng không thể tiên đoán lúc nào bón phân hay những chuyện cần thiết khác như phun thuốc sát trùng nói chung, vốn có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê".
"Quí vị hy vọng một cây cà phê có thể mang lại năng suất là 10 kí lô gram nếu không sử dụng phân bón, cuối cùng chỉ thu hoạch được có 2 ký".
'Điều đó có nghĩa là sản lượng thấp và lợi tức thu nhập thấp cho nông dân”, Simon Kinoti.
Đó là ông Simon Kinoti, một quản lý đồn điền cà phê tại Viện Nghiên cứu Cà phê tại thị trấn Kiambu, ở quốc gia Kenya thuộc Phi Châu.
Ông cho biết, sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến tính chất vật lý của cây cà phê, khiến chúng mang lại ít năng suất hơn và khiến cho người trồng ít lời lãi.
Các trận mưa không đoán trước được, rồi nạn hạn hán và nhiệt độ gia tăng, trong khi việc quản lý mùa màng và dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.
Ông Elijah Gichuru là Giám đốc của Viện Nghiên cứu và Phân tích cây cà phê, cho biết.
“Tại Kenya, chúng tôi sản xuất cà phê arabica vốn đòi hỏi điều kiện thời tiết mát dịu và hơi ẩm".
"Do nhiệt độ gia tăng vì biến đổi khí hậu và những trận mưa suy giảm, nên chúng tôi có cà phê phẩm chất kém hơn và sản lượng kém hơn”, Elijah Gichuru.
Ông cho biết đầu thế kỷ nầy, các trận mưa xảy ra đều đặn thì nay lại càng ít đi, thế nhưng lại có các trận bão lớn lao hơn.
Sự so sánh giữa năm 1970 và năm 2000 cũng cho thấy, có sự gia tăng nhiệt độ hàng ngày khoảng một độ bách phân.
Việc nầy đi kèm với tình trạng thay đổi khắc nghiệt trong nhiệt độ hàng ngày, từ đêm lạnh cho đến ngày nóng.
Tiến sĩ Gichiru nhấn mạnh rằng, có những căng thẳng liên quan đến biến đổi khí hậu dẫn đến lợi tức kiếm được từ cà phê đã giảm sụt.
Nông dân phải tìm ra các sáng kiến, liên quan đến việc dẫn thủy nhập điền và bón thêm các chất dinh dưỡng cho cây, với hy vọng sẽ gặt hái nhiều lợi lộc từ mùa cà phê.
Thế nhưng việc nầy lại dẫn đến sự sụt giảm về lợi tức và gây nhiều quan ngại cho giới nông dân.
“Do các áp lực liên quan đến biến đổi khí hậu, nhiều nông trại đã bị bỏ hoang đặc biệt tại những vùng thấp, hay nông dân phải đi xa đến một dặm đường để dẫn thủy nhập điền, rồi thay đổi điều kiện dinh dưỡng và việc nầy lấy đi bớt phần lợi tức thu được".
"Khi nhìn vào việc tiếp cận thị trường, quí vị mất đi đặc tính hàng đầu về phẩm chất hảo hạng, thì một số thị trường gặp nguy cơ và chúng tôi cũng muốn bảo tồn chuyện đó nữa”, Elijah Gichuru.
"Nếu các nông dân tiếp tục nhổ bỏ cây cà phê, tôi chẳng biết làm sao để kiếm được lợi tức như vậy, hoặc tôi có thể làm những gì khác”, Rael Njeru.
Thời gian cây cà phê nở hoa đòi hỏi phải mất vài tháng với thời tiết khô ráo, sau đó là mùa mưa đến.
Thế nhưng với chế độ mưa gió bất thường, khiến nhiều trận mưa xảy ra trong thời gian, lẽ ra là thời kỳ khô ráo để cà phê trổ hoa.
Một số cây cà phê bắt đầu nở hoa quá sớm, nông dân trồng cà phê là ông Ishmael Otaga cho biết, điều nầy cũng khiến cây cà phê có những hạt chín ở các giai đoạn khác nhau.
“Do biến đổi khí hậu, độ chín của cà phê sẽ không đồng nhất do các trận mưa không điều hòa".
"Chẳng hạn như tại nông trại nầy, các loại hạt đỏ sẵn sàng để thu hoạch, không giống như những hạt còn xanh tươi, vì vậy phải mất thời gian lâu hơn để thu hoạch”, Ishmael Otaga.
Các nông dân phải thuê mướn thêm nhân công để hái hạt cà phê trong những thời gian kéo dài, khiến cho mùa thu hoạch tăng từ 3 lên 7 tháng.
Điều nầy có nghĩa là, gia tăng trong sức lao động và giảm bớt thu nhập cho nông dân trồng cà phê.
Đối với những người trồng cà phê như bà Rael Njeru 36 tuổi có hai con, thì đó là một thảm họa.
“Nông dân hiện nhổ bỏ cây cà phê, mà tôi thì lệ thuộc vào đồn điền cà phê, khi kiếm được 400 bảng Anh mỗi ngày".
"Nếu các nông dân tiếp tục nhổ bỏ cây cà phê, tôi chẳng biết làm sao để kiếm được lợi tức như vậy, hoặc tôi có thể làm những gì khác”, Rael Njeru.
Được biết, các nông trại trồng cà phê chiếm diện tích tổng cộng là 110 ngàn hecta trên khắp Kenya.
Quốc gia ở đông Phi Châu này đứng hàng thứ năm, trong việc sản xuất cà phê arabica trên lục địa đen, chỉ sau Ethiopia, Uganda, Bờ biển Ngà và Tanzania.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại