Bất động trước biến đổi khí hậu có thể khiến nước Úc tốn hàng tỷ đô la

Bushfire remnants

Source: AFP

Một phúc trình mới cảnh cáo rằng, thiệt hại từ các thiên tai do biến đổi khí hậu hàng năm, có thể vượt quá 100 tỷ đô la vào năm 2038. Việc nầy diễn ra khi một số các dân biểu đảng Quốc gia, đẩy mạnh việc thiết lập các nhà máy điện chạy bằng than đá, tại nhiều nơi trên nước Úc.


Những hình ảnh khủng khiếp của mùa cháy rừng được gọi là Black Summer trong năm 2019 và 2020, vẫn còn gợi nhớ trong tâm tưởng của hầu hết người dân Úc.

Với lịch sử lâu dài về hạn hán và sự kiện bạch hóa san hô với mức độ qui mô tại Great Barrier Reef cho thấy, nước Úc gặp nhiều nguy cơ về hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Vào năm 2010, những cái chết hàng năm do các cơn sốc nhiệt trên khắp thế giới, được phỏng đoán là vượt quá số tử vong do coronavirus, ghi nhận trong năm 2020.

Đó là thông tin từ một phúc trình mới, cuả tổ chức vô vụ lợi có tên là Hội đồng Khí hậu.

Người đứng đầu bản phúc trình là giáo sư Will Steffen nói rằng, các thiên tai trong những năm sắp tới phản ảnh thái độ chẳng làm gì cả, trong nhiều năm qua.

"Khi quí vị nhìn vào những chuyện không làm gì đối với hệ thống khí hậu qua tình trạng bất động cho đến năm 2020, chúng ta sẽ chứng kiến nhiệt độ gia tăng, thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, trong ít nhất một hay 2 thập niên”, Will Steffen.

Phí tổn để đối phó với tình trạng thời tiết khắc nghiệt tại Úc đã tăng hơn gấp đôi kể từ thập niên 1970 và trong thập niên vừa qua, con số là 35 tỷ đô la.

Các tác giả của bản phúc trình tiên đoán rằng, những thiệt hại hàng năm từ khí hậu khắc nghiệt, có thể vượt quá 100 tỷ đô la vào năm 2038.

Một cựu viên chức của Liên Hiệp Quốc về vấn đề giảm bớt nguy cơ của thiên tai, tiến sĩ Robert Glasser nói rằng, phúc trình của Hội đồng Khí hậu nên là một nhắc nhở cho chính phủ phải hành động nhanh chóng.

“Người dân Úc sống trong các khu vực tiếp cận với nguy cơ các trận lốc xoáy hết sức nguy hiểm, cũng như hiểm họa cháy rừng".

"Vì vậy việc tiếp cận với các nguy cơ khác nhau là chuyện then chốt, thế nhưng chúng ta cũng sống trong một khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu một cách bất cân xứng.

"Các khó khăn như: an ninh lương thực, dân chúng mất nơi cư trú, tất cả những chuyện nầy dẫn đến sự bất ổn chính trị, vốn nhanh chóng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, Robert Glasser.

Hội đồng cho rằng, chính phủ Úc đã không làm đầy đủ để giảm bớt lượng khí thải.

Giáo sư Steffen cho biết, Úc phải giảm bớt phân nửa mức khí thải vào năm 2030 và đạt đến mức bằng không vào năm 2040

“Mục tiêu giảm bớt khí thải của chúng ta là từ 26 đến 28 phần trăm vào năm 2030, là quá xa và quá yếu, để tạo ra bất cứ sự khác biệt nào trong hệ thống khí hậu".

'Chúng ta ngồi đây rồi đề nghị giữ lại than đá trong một vài thập niên nữa, cũng như đề nghị mở rộng kỹ nghệ sử dụng khí đốt".

'Đó là chuyện gây hậu quả tai hại cho con cháu chúng ta, do sẽ mang lại các thảm họa khủng khiếp”, Will Steffen.

Trong khi đó, Tổng Trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg nói rằng, nước Úc hiện nhắm đến các mục tiêu hiện tại.

“Vâng biến đổi khí hậu là chuyện có thực, đó là lý do vì sao chính phủ Morrison chú tâm vào việc giảm bớt khí thải của nước Úc".

'Dựa trên các ước tính hiện tại, nước Úc sẽ đạt được mục tiêu năm 2030 với hơn 400 triệu tấn khí thải”, Josh Frydenberg.
"Vì vậy than đá sẽ là một phần rất quan trọng trong năng lượng hỗn hợp và đó là một sự thực”, Michael McComack.
Còn giáo sư Steffen cho rằng, việc chuyển đổi hệ thống điện năng của Úc sang nhiên liệu tái tạo, qua việc đầu tư vào việc vận chuyển hydro hóa lỏng có thể đạt được theo một cách thức tiết kiệm trong thời buổi phục hồi sau COVID-19.

Ông cho biết, sự phục hồi với khí đốt do chính phủ liên bang đề nghị là có nhiều vấn đề.

Việc nầy diễn ra khi một số dân biểu đảng Quốc gia kêu gọi nên xây dựng các nhà máy điện mới chạy bằng than đá trên nước Úc.

Thượng nghị sĩ Quốc gia là ông Matt Caravan cho biết, đề nghị xây dựng một nhà máy điện mới chạy bằng than đá tại thung lũng Hunter ở New South Wales sẽ gia tăng công việc trong khu vực.

Thế nhưng ông Frydenberg cho biết, hiện nay không có kế hoạch nào về việc nầy.

“Chúng ta không có kế hoạch chi tiêu hay xây dựng một mỏ than mới nào, hoặc một nhà máy điện chạy bằng than đá tại Úc, đó sẽ là các quyết định có tính cách thương mại".

"Tôi đã nói chuyện với vị Bộ Trưởng Năng lượng và ông ta vạch ra như tôi đã phác họa rằng, để nhận được giấp phép chấp thuận cho các nhà máy điện chạy bằng than đá sẽ là một vấn đề, liên quan đến đến các tiểu bang”, Josh Frydenberg.

Trong khi đó, Phó Thủ Tướng Michael McComack cho rằng cần có nguồn năng lượng hỗn hợp đa dạng cho nước Úc.

“Năng lượng cần thiết cho nước Úc, phải đến từ những nguồn khác biệt và hỗn hợp".

"Than đá cung cấp công việc cho hàng chục ngàn người dân Úc, cũng như cung cấp hàng tỷ đô la xuất cảng, nó cũng mang lại đến 2 phần 3 nhu cầu điện năng của chúng ta".

"Vì vậy than đá sẽ là một phần rất quan trọng trong năng lượng hỗn hợp và đó là một sự thực”, Michael McComack.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share