1. Yêu cầu điều trị y khoa
Điều quan trọng nhất khi bị thương tích hay bệnh hoạn do công việc gây ra là quý vị phải được điều trị y khoa thích hợp.
2. Báo cho chủ nhân biết
Nên báo cho chủ nhân biết càng sớm càng tốt bất kỳ thương tích hay bệnh tật gì do công việc gây ra. Nếu quý vị (hay người đại diện cho quý vị) không báo cho chủ nhân biết bằng văn thư trong vòng 30 ngày kể từ khi bị thương tích, thì quí vị có thể không được bồi thường.
Cách dễ nhất là ghi chi tiết của thương tích xảy ra cho quý vị vào trong Sổ Báo Cáo Thương Tích (Register of Injuries) tại nơi làm việc, hoặc nếu quý vị không thể sử dụng sổ này thì nên gửi cho chủ nhân văn bản ghi rõ chi tiết thương tích.3. Điền và nộp đơn xin bồi thường
Hãy lên tiếng khi chủ nhân yêu cầu làm những việc không an toàn Source: Pixabay
Phải nộp đơn xin bồi thường theo mẫu đơn được WorkSafe chấp thuận, nếu muốn đòi bồi thường theo quyền lợi được hưởng của WorkSafe khi bị thương tích hay bệnh hoạn do công việc gây ra.
Theo luật định, chủ nhân của quý vị không thể từ chối đơn xin bồi thường và không thể sa thải quý vị khi quý vị làm đơn đòi bồi thường.
Đơn xin Bồi thường Tai nạn Lao động () về tiền lương hàng tuần và chi phí điều trị có thể in ra từ trang mạng của WorkSafe hay đến lấy tại Bưu điện và các chi nhánh của Cơ quan Phụ trách WorkSafe.
Nếu không thể làm công việc bình thường của mình, quí vị cần phải có Giấy Chứng nhận của Bác sĩ về Khả năng làm việc ().
Đệ trình Giấy Chứng nhận của Bác sĩ và Đơn xin Bồi thường Tai nạn Lao động cho chủ nhân càng sớm càng tốt.
Nếu quí vị là người tự bảo hiểm được chấp thuận, chủ nhân của quí vị sẽ điều hành đơn xin bồi thường của quí vị.
Nếu không bằng lòng về quyết định đối với đơn xin của quí vị thì chủ nhân, nghiệp đoàn, Cơ quan Trợ giúp về Bồi thường Tai nạn Lao động (WorkCover Assist) hay Cơ quan Trợ giúp của Nghiệp đoàn (Union Assist) có thể giúp đỡ quí vị.
Ngoài ra, quí vị cũng có thể liên lạc với Sở Hòa Giải và Bồi thường Tai nạn (Accident Compensation Conciliation Service) qua số điện thoại gọi miễn phí 1800 635 960 hay (03) 9940 1111 hoặc vào trang mạng 4. Quyền lợi và Hỗ trợ
Những người di dân hoặc không rành về ngoại ngữ là đối tượng dễ bị tổn thương tại nơi làm việc. Source: Pixabay
Nếu quý vị bị thương tích hay bệnh hoạn do công việc làm gây ra. Quý vị có thể được:
• Trang trải số chi phí y khoa và các dịch vụ tương tự theo mức phải chăng
• Trả tiền lương hằng tuần nếu quý vị bị mất lợi tức hay cần phải nghỉ làm việc
• Trả một số tiền nếu quý vị bị khuyết tật vĩnh viễn
• Đưa ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại theo thông luật đối với những thương tích xảy ra vào ngày hay sau ngày 20/10/1999.
5. Trở lại làm việc
Trở lại làm việc sau khi bị thương tích hay bệnh tật là một bước quan trọng trong tiến trình phục hồi năng lực. Thoả mãn với công việc làm và giao tế với bạn bè là những phần thiếu sót mà quý vị không được hưởng khi không đi làm việc.
Người quan trọng nhất trong tiến trình bình phục là chính cá nhân quý vị. Tích cực tham gia vào việc phục hồi năng lực và thảo luận thường xuyên với chủ nhân và bác sĩ của quý vị sẽ giúp quí vị sớm bình phục và trở lại làm việc.
Muốn biết thêm về quyền lợi và trách nhiệm của một công nhân khi bị thương tích, quí vị có thể xem phần Thương tích và Bồi thường () trong trang mạng worksafe.vic.gov.au hay điện thoại cho WorkSafe’s Advisory Service (Dịch vụ Cố vấn về Tai nạn Lao động) qua số điện thoại miễn phí 1800 136 089.
6. Nhận tiền mặt và bị tai nạn lao động
Nhiều người Việt hiện đang đi làm nhận tiền mặt và không ký hợp đồng lao động. Khi xảy ra tai nạn hay thương tật tại nơi làm việc, họ phải làm gì?
Luật pháp Úc bảo vệ người lao động. Dù nguyên nhân gây ta tai nạn từ phía người chủ hay người lao động.
Với trường hợp người đi làm nhận tiền mặt, sai sót thuộc về phía chủ nhân. Người lao động nên báo với cảnh sát khi có tai nạn hay thương tật xảy ra. Nên tìm đến một luật sư để đưa sự việc ra tòa nếu đền bù không thỏa đáng, hoặc chủ nhân chối bỏ trách nhiệm.
Mời nghe thêm tư vấn chi tiết của luật sư Đức Minh trong phần audio phía trên.