Theo luật, chủ nhân phải tạo môi trường làm việc an toàn cho công nhân.
Theo luật định, mỗi một công nhân tại Úc đều có quyền được an toàn tại nơi làm việc.
Cũng theo luật định, các chủ nhân có trách nhiệm tạo một môi trường làm việc an toàn để giảm tối đa những thương tật cho công nhân.
Văn phòng thống kê Úc đã đưa ra con số trong hai năm 2013 và 2014, hơn nửa triệu người bị thương hay vướng bệnh ngay tại chỗ làm.
Dù tùy theo tính chất công việc, nghề này có thể nguy hiểm hơn nghề kia, nhưng vì văn hóa và trở ngại ngôn ngữ, các công nhân gốc di dân nằm trong số người dễ gặp tai nạn nhất.
Du khách ba lô và tai nạn đứt lìa ngón tay trong hãng thịt.
Cô Shaine Lee, một thiếu nữ trẻ Đài Loan vừa trở lại quê nhà được mấy tháng nay, ngày khăn gói gió đưa đeo ba lô lên đường sang Úc, vừa du lịch, vừa đi làm tại một hãng thịt ở thành phố Perth, Tây Úc, cô không ngờ rằng có ngày gặp tai nạn khiến một ngón tay gần như đứt lìa.
"Bởi vì tôi làm tại các phân xưởng làm xúc xích, tôi cầm dụng cụ bên tay phải, khi đổi các đường ống, tôi vô tình chạm vào nút cảm biến khiến máy bật lên. Con dao tôi đang cầm văng ra chém vào ngón tay. Tôi đâu biết bị nặng dữ vậy nhưng sau khi cởi găng tay mới thấy rằng ngón tay của tôi đã gần như đứt lìa ".
Còn không may hơn nữa, du khách ba lô Đài Loan Shainee này được mướn vào làm việc qua hợp đồng lao động không có bảo hiểm, vì thế khi tai nạn xảy ra, cô phải nhờ cậy đến công đoàn và phải chiu tốn kém mướn một luật sư để bào vệ các quyền lợi của mình.
Sau khi được chữa trị và tạm lãnh tiền 3 tháng lương ứng trước, cô quyết định trở về Đài Loan để chờ đợi.
Cô chờ đợi tiền bồi thường sau cùng của hãng thịt, chưa biết là bao nhiêu, nhưng điều đáng nói là dù món tiền ấy lớn đến đâu, ngón tay thương tật khiến cô cảm thấy thân thể cha sinh mẹ đẻ vốn lành lặn của mình sẽ không bao giờ toàn vẹn như trước nữa.
"Sau khi bình phục, tôi thấy rõ ràng cái ngón tay ấy ngắn hơn ngày xưa"
"Sau khi bình phục, tôi thấy rõ ràng cái ngón tay ấy ngắn hơn ngày xưa" Shaine Le
Theo ông Tim Nelthorpe thuộc Công đòan Lao động Quốc gia (NUW), các trường hợp như trên rất thường xảy ra đối với người làm việc tạm thời theo Holiday Visa.Ông cũng chia sẻ câu chuyện của một du khách ba lô người Đài Loan khác bị máy cắt rụng 3 ngón tay khi làm việc tại một hãng thịt.
"Chủ hãng đó chỉ phải trả tiền bồi thường 6 tháng vì nạn nhân không được phép làm việc kéo dài hơn 6 tháng. Anh ta vẫn có thể nhận được tiền từ bảo hiễm việc làm work cover, nhưng visa của anh là một năm và có thể hai năm là cùng. Vì tai nạn xảy ra khi visa sắp hết hạn, anh ta phải quyết định. Một là ở lại Úc kiện công ty, để có thể có một số tiền đáng kể, hoặc anh ta có thể chọn nhận tiền thanh toán một lần một, ít hơn nhiều."
Tuy nhiên, với số vốn tiếng Anh ít ỏi và vết thương quá nặng.Thanh niên trẻ tuổi này quyết định lấy tiền thanh toán một lần của hãng và trở về quê nhà bên cạnh người thân để được săn sóc.
Những nghề nào dễ gặp nguy hiểm nhất?
Văn phòng Thống Kê Úc cho biết, trong số hơn nửa triệu công nhân bị bệnh hay tai nạn nghề nghiệp, phần lớn là vì:
-Khênh vác đồ nặng, vì đẩy hay kéo hoặc khom lưng (34%).
-Đá, va vào hay cắt xẻ đồ vật (20%).
-Té ngã (13%).
-Thương tật vì các động tác lập đi lập lại (9%).
Không phải công việc nào cũng gặp nguy hiểm như nhau.
Có một vài công việc có tính chất nguy hiểm hơn các công việc khác.
Số liệu năm 2013 của An Toàn Nơi làm việc của Úc cho thấy tỷ lệ tai nạn xảy ra nhiều nhất trong giới công nhân làm bằng tay chân, nhân viên chuyên chở và thợ các ngành.
Cơ quan này cũng đề ra chính sách áp dụng trên toàn quốc để cải thiện môi trường làm việc, sức khỏe và sự an toàn cho công nhân cũng như các thỏa thuận bồi thường một khi tai nạn xảy ra nơi làm việc.
Công nhân di dân dễ gặp tai nạn nhất.
Đáng chú ý là theo chỉ dẫn của Cơ quan an toàn nơi làm việc NSW, các công nhân có gốc đa văn hóa lọt vào nhóm dễ bị tai nạn nơi làm việc nhất.
Ông Dave Noonan chủ tịch công đoànngành xây dựng Úc cho hay, thường khi bị bóc lột, bị bắt nạt hay bị bắt phải làm những công việc thiếu an toàn, những công nhân với visa tạm thời không muốn lên tiếng khiếu nại vì sợ bị gủi trả về nước.
“Thường khi bị bóc lột, bị bắt nạt hay bị bắt phải làm những công việc thiếu an toàn, những công nhân với visa tạm thời không muốn lên tiếng khiếu nại vì sợ bị gủi trả về nước.” Ông Dave Noonan chủ tịch công đoàn ngành xây dựng Úc.ImageImage
Theo ông Dave Noonan, trong trường hợp này, tất cả công nhân, trong có các công nhân làm việc theo các Visas tạm thời phải lên tiếng.
"Họ nên làm đơn khiếu nại. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là khi làm tại một nơi không an toàn có thể gây thương tạt hay mất mạng thì là chuyện tồi tệ nhất cho gia đình mình. Rất nhiều chủ nhân mướn công nhân có visa tạm thời vì biết những người này họ ít có khả năng tranh luận về an toàn.Nhưng các luật an toàn được áp dụng cho tất cả mọi người và đó là những gì người lao động cần đòi hỏi, không quan trọng họ đến từ nơi đâu trên thế giới. Ở đất nước này, họ đã có quyền làm việc một cách an toàn.Theo luật, họ có quyền từ chối một công việc không an toàn. Họ có thể nhận được hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước ở mỗi tiểu bang. Sau hết,có các công đoàn tại chỗ để bảo vệ công nhân"
Năm điều cần biết về an toàn lao động
1- Chủ nhân phải làm gì?
Phải chỉ cho công nhân cách làm công việc của mình một cách an toàn, chắc chắn rằng có một người trông chừng (superviser), không yêu cầu công nhân phải làm bất cứ điều gì cần một giấy phép đặc biệt, giống như lái forlift, một cần cẩu nếu người đó không có giấy phép.
Phải có những công cụ và trang thiết bị cần thiết để làm công việc một cách an toàn, cung cấp các thiết bị an toàn.
2- Phải làm gì để giữ cho chính mình được an toàn tại nơi làm việc?
Bạn phải tự chăm sóc sức khỏe và sự an toàn của bạn tại nơi làm việc, chỉ làm những công việc phù hợp đã được huấn luyện.
Không dùng rượu hoặc ma túy tại nơi làm việc hoặc làm bất cứ điều gì gây tổn thương chính bạn hoặc người khác tại nơi làm việc.
3- Công nhân có quyền được trả lương và được hưởng các điều kiện công bằng.
Ở Úc, có qui định tiền lương tối thiểu và điều kiện làm việc.
Fair Work Ombudsman giúp chủ nhân và người lao động hiểu rõ các quyền và trách nhiệm trong công việc, họ cũng có thể giúp bạn tìm ra mức lương mà bạn đáng được trả.
4. Bị bắt nạt tại nơi làm việc
Nếu bạn đang bị bắt nạt, nói chuyện với chủ nhân của bạn hoặc nhân viên khác và cho họ biết bạn muốn tình trạng này dừng lại. Nếu cứ tiếp tục, bạn có thể nói chuyện với một người nào đó trong các cấp chính phủ tại các tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ nơi bạn đang làm việc. Bạn cũng có thể liên lạc với Ủy ban Fair Work hoặc gọi số 1300 799 675.
5. Phải làm gì nếu bạn bị thương tại nơi làm việc
Cần được bác sĩ hoặc y tá sơ cứu ngay lập tức. Bạn có quyền chọn bác sĩ và có thể yêu cầu bác sĩ cho một giấy chứng nhận y tế và bạn có thể trình giấy này với chủ nhân của bạn. Nói với chủ nhân rằng bạn đã bị thương và điền vào một báo cáo sự việc (Incident Report)
Nếu nghi ngờ đang bị bóc lột, hoặc cảm thấy không an toàn hay bị bắt nạt trong công việc, bạn có thể liên lạc cho các Fair Work Ombudsman hoặc nhân viên an toàn nơi làm việc trong tiểu bnag nơi bạn cư ngụ.
Để biết thêm thông tin về làm việc một cách an toàn ở Úc, vào Safe Work Australia.
Nếu cần hỗ trợ ngôn ngữ, hãy gọi cho Dịch Vụ Thông Phiên Dịch qua số 131 450.
Tờ thông dịch về an toàn nơi làm việc cũng có sẵn 11 ngôn ngữ.