Người nầy đã qua đời tại một bệnh viện ở Brisbane, sau khi dường như lên cơn co giật trước ngày Giáng sinh và được biết, đã bị từ chối việc chữa trị y tế thích hợp trong một thời gian dài trước đó.
Người tỵ nạn Sudan được biết là anh Faysal Ishak Ahmed, bị giam giữ trên của Papua tân Guine trong 3 năm trời.
Vào ngày Vọng Giáng sinh 24 tháng 12 năm nay, Bộ Di Trú xác nhận tin anh nầy đã chết, sau khi Bộ cho biết "do bị té và co giật".
Thanh niên 27 tuổi nầy đã được chuyển đến bệnh viện Brisbane để chữa trị, sau khi gục ngã tại trung tâm thanh lọc hải ngại của Úc, hồi đầu tuần nầy.
Ông Ian Rintoul thuộc , hiện liên lạc với những người còn bị cầm giữ tại đó.
Ông cho biết, cơ quan cung cấp chăm sóc y tế cho người tầm trú và người tỵ nạn là , biết rõ các khó khăn về y tế của anh Ahmeh.
"Anh ta không được sự quan tâm thích hợp về y tế, trong những tuần lễ vừa qua cũng như mấy tháng qua".
'Có rất nhiều khiếu nại về trường hợp của anh nầy, khoảng 10 ngày trước, có 60 người tỵ nạn khác ký tên vào một bản kiến nghị gởi đến Dịch vụ Y tế Quốc tế và đến lực lượng Bảo vệ Biên giới, khiếu nại về việc anh nầy không được chữa trị cũng như không được chữa trị thích hợp trong trung tâm giam giữ".
"Vì vậy không còn nghi ngờ gì, là có những chuyện quan trọng về việc xao lãng về mặt y tế", ông Ian Rintoul thuộc Liên hiệp Hành động cho Người tỵ nạn nói.
- thúc giục chính phủ Queensland mở ngay cuộc điều tra về trường hợp của anh nầy, vốn là người thứ ba bị cầm giữ trên đảo Manus, đã chết kể từ năm 2014.
Nhóm vận động pháp lý nói trên, cũng muốn có cuộc điều tra về trường hợp của anh Rakhib Khan, đã chết trong khi chờ đợi được chuyển đi cứu cấp từ Nauru hồi đầu năm nay.
Luật sư trưởng nhóm là ông George Newhouse nói rằng, cái chết của anh Ahmeh nên là động cơ khiến chính phủ liên bang, mở cuộc điều tra Hoàng gia về tình trạng y tế trong các trung tâm tạm giam ở ngoài nước Úc.
"Tin tức chúng tôi nhận được từ đảo Manus, là có những khiếu nại quan trọng về vấn đề chăm sóc y tế và thiếu sót trong việc chữa trị đối với trường hợp của anh nầy, chúng tôi rất cần một Ủy ban Điều tra để khám phá các trường hợp gây nhiều tai tiếng, theo đó những người bị giam giữ không được chăm sóc y tế hoặc chữa trị thích hợp".
Hiện có hơn 870 nam tầm trú nhân vẫn còn ở trên đảo Manus hơn 6 tháng, sau khi Viện Bảo Hiến Papua tân Guine phán quyết hồi tháng 4 rằng, cơ sở nầy phải bị đóng cửa.
"Hy vọng của chúng tôi về hiệp ước nầy với Mỹ sẽ diễn ra, và chúng tôi được biết vào đầu hay giữa tháng giêng, hầu hết những người nầy sẽ sang Mỹ, nay tôi thấy chuyện nầy có tính cách tuyên truyền hơn, để khiến họ yên tỉnh trong lúc chờ đợi thời gian trôi qua", dân biểu địa phương là ông Ronnie Knight nói.
Dân biểu địa phương là ông cho đài ABC biết, tình trạng nầy không thể chấp nhận được.
"Nguyên thủy chúng tôi được thông báo là sẽ có một bệnh viện xứng đáng tại nơi đó, số tiền hiện được thanh toán cho những người ở tại đó".
"Quí vị sẽ nghĩ rằng, hiện nay họ có một hệ thống y tế xứng đáng và một số bác sĩ tài năng, hoặc những gì giúp cho cơ sở nầy hoạt động và nếu họ chẩn đoán sai lầm như thế nầy, thì có hy vọng gì cho những người tỵ nạn khác trong tương lai?", dân biểu địa phương là ông Ronnie Knight nói.
Ông Knight cho biết, chính phủ Úc nên cung cấp việc cải thiện các cơ sở y tế trên đảo Manus, nhằm ngăn tránh có thêm nhiều cái chết nữa, trong khi họ bị giam giữ.
"Tại sao chúng ta không chi một số tiền và nâng cấp bệnh viện Lombrum cũng như nhân viên tại đó một cách thích hợp và giúp cho bệnh viện trở lại mức độ khi Hải quân Úc có mặt tại đó".
"Việc nầy có phải rẻ hơn khi chỉ chờ đợi có việc gì đó xảy ra, khi họ phải cứu cấp một người tốn kém đến hàng trăm ngàn tiền kina, hơn là có một bệnh viện có nhân viên đầy đủ có thể chăm sóc họ ngay tại chỗ?", dân biểu địa phương là ông Ronnie Knight cho biết.
Cái chết của thanh niên Faysal Ahmeh, dấy lên một vụ nổi loạn tại trung tâm giam giữ trên đảo Manus hồi cuối tuần qua, mà theo Bộ Di Trú đã được ngăn chận.
Thủ tướng Malcolm Turnbull một lần nữa bênh vực cho chính sách, đối với người tầm trú của chính phủ.
"Chúng tôi đã ký kết một hiệp ước với Hoa kỳ, để họ có thể định cư tại Mỹ. Dĩ nhiên chúng tôi tiếp tục tiến hành công việc với những người khác, thế nhưng họ không thể định cư tại Úc".
Thế nhưng ông Knight cho biết, ông không mấy tin tưởng về việc thỏa ước sẽ được tiến hành.
"Hy vọng của chúng tôi về hiệp ước nầy với Mỹ sẽ diễn ra, và chúng tôi được biết vào đầu hay giữa tháng giêng, hầu hết những người nầy sẽ sang Mỹ, nay tôi thấy chuyện nầy có tính cách tuyên truyền hơn, để khiến họ yên tỉnh trong lúc chờ đợi thời gian trôi qua", dân biểu địa phương là ông Ronnie Knight nói.