Trong một căn phòng nhỏ ở đằng sau thư viện địa phương, những người cao niên nầy hiện dấn thân vào việc học hỏi, trong thế giới của kỹ thuật số.
Đó là một lớp học dành cho những người cao tuổi hiểu biết về kỹ thuật, được dạy hoàn toàn bằng tiếng Phổ thông cho những người Úc gốc Hoa, để nâng cao kỹ năng về máy điện toán.
Hầu hết đã sử dụng các kỹ thuật mới nhất trong các trang mạng xã hội, để có thể liên lạc với người thân của họ.
Một người tham dự là bà Jia Zhang cho biết, bà lệ thuộc nhiều vào chiếc điện thoại thông minh.
“Tôi dùng điện thoại để vào trang mạng wechat, chụp ảnh, đọc tin tức và cũng kiểm tra tiền bạc trong ngân hàng".
"Tôi dùng điện thoại hầu hết để nói chuyện với bạn bè”, Jia Zhang.
Bà Zhang không phải là trường hợp duy nhất .
Cuộc nghiên cứu mới của Hiệp hội Cao niên Úc châu đã được công bố hôm thứ ba cho thấy những người cao niên hiểu biết về kỹ thuật số ngày càng gia tăng trên khắp nước Úc.
Chủ tịch là ông John McCallum giải thích.
“Đây là chuyện hết sức quan trọng bởi vì cả thế giới đều sử dụng kỹ thuật số, ngay cả quí vị chẳng thích đi nữa".
"Hầu hết mọi người đều ưa thích và cảm thấy có lợi khi sử dụng. Vì vậy nếu quí vị thực sự dấn thân vào lãnh vực nầy, thì đó là một ý kiến tốt để nối kết nhau và kỹ năng đó theo với quí vị khi ngày càng có tuổi”, John McCallum.
Phúc trình tìm thấy có khoảng 70 phần trăm các vị cao niên, sử dụng công cụ tìm kiếm trên trang mạng mỗi ngày, trong khi đó, 40 phần trăm cũng sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook trên căn bản hàng ngảy.
Và mặc dù có những ý niệm sai lầm thông thường, 68 phần trăm cho biết họ không cảm thấy chán nản khi sử dụng các kỷ thuật mới.
Trong khi một số vị cao niên vẫn còn chậm chạp trong việc tiếp nhận trong lãnh vực kỹ thuật số, nhà xã hội học Raelene Wilding thuộc đại học La Trobe cho biết, những người thuộc nguồn gốc di dân thường hiểu biết nhiều hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật mới.
“Những gì chúng tôi tìm thấy là nhiều người cao tuổi thuộc nguồn gốc di dân, đặc biệt có mặt nhiều trên trang mạng bởi vì việc nầy cho pép họ xây dựng nên những gắn kết quan trọng với quê nhà, với gia đình và bạn bè sống ở hải ngoại”.
Thế nhưng trong khi thông thạo việc sử dụng điện thoại và các ứng dụng trên điện thoại, thì thách thức vẫn còn nằm trong việc dùng các dịch vụ lướt mạng, để vào các trang mạng của chính phủ hay giao dịch ngân hàng qua mạng, vốn thường chỉ có tiếng Anh mà thôi.
“Đó là những việc rõ ràng liên quan đến tài nguyên có sẵn, trong các ngôn ngữ khác hơn là tiếng Anh".
"Cũng có những vấn đề đáng kể khác, trong những kiểu mẫu trên mạng rộng hơn, nơi các nhu cầu và những khuynh hướng của người cao niên không thực sự được để ý đến”, Raelene Wilding.
“Tôi rất tự tin khi học hỏi, chẳng sợ gì cả. Tôi tin vào chuyện học hỏi vì đây là điều tốt và sẽ giúp cho tôi giải quyết được nhiều chuyện khó khăn”, Emma.
Một người cao tuổi là ông Renlong Mang cho biết, đây là lãnh vực mà ông cảm thấy gặp nhiều thử thách nhất.
“Sử dụng internet để mua hàng trên mạng và các nghiệp vụ ngân hàng, tôi vẫn chưa quen lắm liên quan đến việc tải các tài liệu trên mạng xuống, tôi vẫn phải học thêm nhiều".
"Việc dễ dàng hơn thì tôi cảm thấy khá hơn, thế nhưng những chuyện khó thì tôi vẫn phải học từ những người hướng dẫn”, Renlong Mang Vo.
Huấn luyện viên của nhóm là bà Grace Lu thuộc Hội Đồng các Cộng Đồng Sắc Tộc NSW cho biết, rào cản ngôn ngữ là thành phần khó khăn nhất cho các học viên của bà.
“Những vấn đề căn bản như làm thế nào để vận dụng máy điện toán là điểm yếu nhất, bởi vì quí vị đi nơi nào cũng gặp các trang mạng đều bằng tiếng Anh cả, do đó họ có rất ít tài nguyên để có thể vào được”.
Miễn phí hay phí tổn thấp, các lớp học về kỹ thuật mặt đối mặt hiện bắc cầu cho những dị biệt của các học viên.
Một sáng kiến của chính phủ New South Wales là Tech Savvy Seniors, đã tỏ ra thành công trên khắp tiểu bang và các chương trình tương tự hiện được giới thiệu trên khắp nước Úc.
Sáng kiến nầy giúp cho các bận cao niên học bằng chính ngôn ngữ của mình và làm việc theo từng bước của họ, bởi vì việc thông thạo về kỹ thuật số, không chỉ là biết được làm thế nào để vận dụng việc tìm kiếm trên mạng, mà còn tạo ra sự độc lập và kết nối về mặt xã hội với nhau.
Bà Lu cho biết, lớp học của bà luôn luôn bận rộn.
“Chúng tôi luôn luôn thiếu chỗ và chúng tôi luôn luôn phải ở trên danh sách chờ đợi".
"Luôn luôn là đủ người và nhiều khi hai người chung một máy nữa”, Grace Lu.
Một điều chắc chắn là các bậc cao niên nầy, không hề bị thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển, khiến cho họ phải lo sợ.
Một người tham dự lớp học là bà Emma, tỏ ra tích cực khi nói về tương lai.
“Tôi rất tự tin khi học hỏi, chẳng sợ gì cả. Tôi tin vào chuyện học hỏi vì đây là điều tốt và sẽ giúp cho tôi giải quyết được nhiều chuyện khó khăn”, Emma.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại