Đây là lần đầu tiên từ hơn 10 năm nay, hai miền sẽ tranh tài trong cùng một đội, và là lần đầu tiên tại Thế Vận Hội.
Phó thủ tướng thống nhất đất nước của Nam Hàn, Chun Hae-sung, thông báo tin này.
"Nam và Bắc Hàn sẽ cùng diễu hành dưới một lá cờ tại lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông ở PyeongChang, và cùng lập đội khúc côn cầu trên băng nữ."
"Bắc Hàn sẽ gởi 230 cổ động viên để cổ vũ cho các trận tranh tài và cùng tham gia cổ vũ với các cổ động viên Nam Hàn."
Bắc Hàn cho hay cũng sẽ gởi một đoàn gồm 150 người tham gia Thế vận Hội Mùa Đông dành cho các vận động viên khuyết tật.
Quyết định lập chung đội khúc côn cầu trên băng đã gây nhiều tranh cãi. Nam Hàn có truyền thống mạnh trong bộ môn này cho nên nhiều vận động viên Nam Hàn đang lo sợ không được chọn.
Dân chúng Nam Hàn có những suy nghĩa trái ngược nhau về sự tham gia chung của Bắc Hàn.
"Tôi lo không biết cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng thế nào trước đề nghị của Bắc Hàn, bản thân tôi hy vọng chuyện này sẽ không xảy ra."
"Chuyện này sẽ giúp cải thiện hình ảnh của chúng tôi vì cộng đồng quốc tế đang lo lắng trước tình hình căng thẳng trên bán đảo. Mở đầu đối thoại bằng thể thao sẽ mở đường cho đối thoại chính trị và những vấn đề khác."
Sau hơn 2 năm im lặng, hôm 9/1/2018 phái đoàn của hai miền Nam Bắc Triều Tiên đã nói chuyện với nhau trong hơn 10 tiếng đồng hồ tại Bàn Môn Điếm.
Nhưng câu chuyện khựng lại khi nói đến chủ đề nguyên tử. Phía Nam Hàn muốn đề cập đến nhu cầu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thì đã gặp sự phản đối dứt khoát.
Trưởng đoàn Bắc Hàn, Ri Son Gwon nói rằng không có gì phải đàm phán về chủ đề nó, thậm chí chuyện đó có nguy cơ ảnh hưởng đến những tiến bộ đã đạt được.
"Về vấn đề nguyên tử, vũ khí chiến lược của chúng tôi, kể cả bom nguyên tử, bom kinh khí, và phi đạn xuyên lục địa chỉ nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ chứ không phải người anh anh em của chúng tôi."
Tình hình trong khu vực đã trở nên căng thẳng sau khi Bắc Hàn bắn thử một loạt các phi đạn có khả năng mang đầu đạn nguyên tử.
Hoa Kỳ khăng khăng rằng muốn họ tham dự bắt kỳ cuộc đàm phán đa phương nào thì vấn để giải giới hạt nhân phải được bàn đến.
Nhưng Nam Hàn tìm cách xoa dịu tình hình, nói rằng họ vẫn hy vọng có được một giải pháp hòa hoãn.
Trong lúc này tại Vancouver đang diễn ra một cuộc họp do Canada và Hoa Kỳ đồng chủ trì với sự tham dự của các ngoại trưởng và đại diện của 20 quốc gia đồng minh của Nam Hàn.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thúc giục Bình Nhưỡng đàn phán về vũ khí nguyên tử nếu muốn tránh giải pháp quân sự.
Ngoại trưởng Nhật, Taro Kono cũng khuyến cáo cộng đồng quốc tế nên thận trọng trước thiện chí mới của Bắc Hàn tại Thế Vận Hội Mùa Đông.
"Điều chúng ta cần nhớ là Bắc Hàn vẫn tiếp tục cải tiến chương trình phi đạn nguyên tử của họ. Và chúng ta không nên ngây thơ trước chiêu bài lấy lòng của Bắc Hàn. Tóm lại đây không phải là lúc để nới lõng sức ép với Bắc Hàn."
Trong cuộc chiến Triều Tiên (1950-53) Trung Quốc và Nga ủng hộ Bắc Hàn. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lữ Khảng lên án cuộc họp Vancouver mà Bắc Kinh mô tả là chứng tỏ tư duy chiến tranh lạnh của phương và có thể gây cản trở cho các nỗ lực nhằm phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên.
"Chỉ duy trì cấm vận và gây sức ép với Bắc Hàn là không hiệu quả như chúng ta đã thấy nhiều lần rồi. Cuộc họp ở Vancouver gây chia rẽ trong cộng đồng thế giới và gây cản trở cho các nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề nguyên tử."