Tại Úc có 65 phần trăm phụ nữ và bé gái khuyết tật, đã từng bị bạo lực ít nhất một lần.
Đó là theo một nguồn tin dựa trên bằng chứng mới có tên là ‘Thay đổi bối cảnh’ do những người tranh đấu trong nhóm có tên là Our Watch và Phụ nữ Khuyết tật Victoria phát hành.
Được biết phúc trình tổng hợp trong nhiều năm và một trong những phát hiện chính của báo cáo, là phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, phải trải qua tất cả các hình thức bạo lực với tỷ lệ cao hơn.
Trên thực tế, phụ nữ khuyết tật có nguy cơ bị bạo lực tình dục cao gấp đôi so với phụ nữ và trẻ em gái không khuyết tật.
Vì vậy, điều gì đã thúc đẩy tỷ lệ bạo lực cao này?
Giám đốc điều hành của Our Watch là bà Patty Kinnersly cho biết, nghiên cứu chỉ ra hai điểm giao nhau chính, đó là các biểu hiện cụ thể của bất bình đẳng giới tính và chủ nghĩa xem thường khả năng của người khuyết tật.
“Những chuyện như phỏng đoán phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật dễ bị tổn thương, hoặc họ không có khả năng, hay họ cần được bảo vệ".
"Những hành động này có thể dẫn đến lạm dụng hoặc bào chữa cho việc lạm dụng của người chăm sóc chẳng hạn, hoặc chỉ chấp nhận rằng bác sĩ có thể tước đi quyền sinh sản của phụ nữ".
"Thế nhưng cũng có thể chúng tôi chấp nhận rằng, không có phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, hoặc không có phụ nữ được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông vân.vân".
"Vì vậy, đó là sự kết hợp giữa phân biệt giới tính và chủ nghĩa xem thường khả năng kết hợp với nhau, khiến phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật có nhiều khả năng bị bạo lực hơn”, Patty Kinnersly.
Việc nầy đã thúc đẩy các lời kêu gọi hành động khẩn cấp, một cách tiếp cận quốc gia để giải quyết vấn đề.
Mary không phải tên thật, mắc chứng rối loạn thoái hóa di truyền.
Cô chạy trốn khỏi bạo lực gia đình và thoát khỏi một mối quan hệ bị lạm dụng.
Cô gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội và đã chuyển đến một thị trấn nhỏ.
Cô nói rằng một người đàn ông đã theo dõi cô ấy ở đó, mặc dù đã báo cáo hành vi nói trên, rất khó để tìm thấy những người khác lắng nghe cô một cách nghiêm túc.
Giọng của Mary đã được thay đổi để ngụy trang.
“Có nhiều người cho rằng tôi chỉ là phản ứng thái quá hoặc tưởng tượng những gì đang xảy ra cho tôi, bởi vì họ cảm thấy rằng chẳng ai muốn hỏi một người tàn tật cả”, Mary.
Trong khi đó nhân viên cao cấp về chính sách của Hiệp hội Phụ nữ Khuyết tật Victoria là bà Jen Hargrave cho biết, việc không tin tưởng là một hình thức thông thường của các vụ bạo lực, đặc biệt đối với người khuyết tật.
“Chuyện đó có thể là đối xử với phụ nữ như họ ngu ngốc, hay không thể tin tưởng được, hoặc chẳng chút tin cậy theo cách đó".
"Rất nhiều hệ thống luật pháp của chúng ta hành xử như vậy, cũng như chuyện nầy đang diễn ra trong các cộng đồng của chúng ta hàng ngày nữa”, Jen Hargrave.
Còn Chủ tịch của tổ chức có tên là Our Watch là bà Patty Kinnersly cho biết, bạo lực đối với phụ nữ dường như thường xảy ra nếu họ là người khuyết tật Thổ Dân hay được xác định thuộc giới LGBTIQ+.
“Rõ ràng sự bất bình đẳng giới tính là nguyên nhân then chốt dẫn đến các hành động bạo lực đối với phụ nữ, thế nhưng chúng tôi biết các phụ nữ bị khuyết tật, hoặc phụ nữ Thổ Dân và dân đảo Torres, hay thuộc giới LGBIQ thì chúng tôi gọi là phân biệt đối xử hoặc các hình thức phân biệt đối xử kết hợp khiến gia tăng tình trạng bạo lực".
'Vì vậy đối với phụ nữ khuyết tật, vốn là những người cũng đang phải đối mặt với chủ nghĩa xem thường khả năng của họ, thì tỷ lệ bạo lực còn cao hơn nhiều”, Patty Kinnersly.
Còn bà Lisa Annese là giám đốc của Hội đồng Đa Dạng Úc Châu cho biết, việc loại trừ đã được nhân lên thêm khi lý lịch một người còn dính đến những hạng người thiểu số khác.
“Chẳng hạn như nếu quí vị là một phụ nữ Thổ Dân bị khuyết tật, thì kinh nghiệm bị xem là thành phần thiểu số, cũng như bị loại trừ được nhân lên thêm".
"Chúng tôi biết qua các thống kê rằng, phụ nữ khuyết tật trải qua mức độ bạo lực về giới tính và quấy nhiễu tại nơi làm việc, lại còn cao hơn nữa”, Lisa Annese.
Trong khi đó bà Drisana Levitze Gray là một đại sứ của tổ chức Our Watch và là nhân vật tranh đấu cho người điếc, cũng như chính bà là một nghệ sĩ, hiện đọc lên phản ứng của bà trong cuộc phỏng vấn.
“Phụ nữ khuyết tật thường phải đối mặt với thái độ xem thường, khi cho rằng họ 'giống như một đứa trẻ', 'dễ bị tổn thương' hoặc cần được bảo vệ".
'Mặc dù bề ngoài nhiều người có thể nghĩ rằng họ tốt bụng, thế nhưng điều này có hại chứ chẳng có ích lợi gì".
'Tôi là một phụ nữ khiếm thính thế hệ thứ 5 mạnh mẽ được trao quyền, thế nhưng tôi đã mất số lần khi bị loại trừ, hoặc cho rằng ‘Tôi không thể làm điều đó’ do giới tính của tôi và bị điếc nữa".
"Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật xứng đáng được tự do, được tôn trọng, có quyền và cơ hội bình đẳng".
'Họ cũng có quyền phát triển, khao khát và đạt được những tham vọng của họ trong cuộc sống, chứ không chỉ là mức tối thiểu chỉ để tồn tại mà thôi”, Drisana Levitze Gray.
'Được biết khi lớn lên, tôi không được phép cười và sẽ bị đánh, hoặc bị thứ gì đó ném vào tôi. Thế nhưng bây giờ tôi cố gắng cười và mỉm cười mỗi ngày, vì vậy quí vị không thể đè bẹp tôi và quí vị đã không thắng được tôi”, Mary.
Còn bà Jen Hargrave là nhân viên cao cấp về chính sách của Hiệp hội Phụ nữ Khuyết tật Victoria cho biết, liên quan đến việc phòng ngừa thì đó là việc thiết lập các công việc căn bản vào tuổi mới lớn.
“Chúng tôi bắt đầu nói chuyện trong chương trình giảng dạy tại hầu hết các vùng của nước Úc với trẻ em, về việc không phân biệt giới tính".
'Rất nhiều phụ nữ khuyết tật nói với chúng tôi rằng, họ cũng muốn chúng tôi nói chuyện với những đứa trẻ đó, về việc tôn trọng quyền của những người có khuyết tật, cùng khả năng giải quyết thái độ xem thường của những người khác”, Jen Hargrave.
Trong khi đó bà Drisana Levitze Gray cho rằng, chìa khóa cho vấn đề là sự kết hợp.
“Trong khi đây không phải là một vấn đề mới, nhưng đã có sự chú ý ngày càng tăng của công chúng về quyền hạn và sự bình đẳng của người khuyết tật, chẳng hạn như thông qua Ủy ban Hoàng gia về Bạo lực, Lạm dụng, Bỏ mặc và Bóc lột Người Khuyết tật, và thông qua Người Điếc và Người khuyết tật trong phương tiện truyền thông chính mạch".
'Điều này bao gồm bản thân tôi, vì đã giành giải Người Úc Trẻ Của Năm 2015 và gần đây nhất là Dylan Alcott vì được trao giải Người Úc Của Năm Nay, chuyện mà tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt hàng ngày".
'Thế nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa, chúng ta cần sự cam kết từ tất cả các nơi làm việc, các cấp chính quyền và các tổ chức, những người đặt bình đẳng cho tất cả phụ nữ vào trọng tâm của công việc".
'Nơi nào mà phụ nữ được bình đẳng, họ có thể cảm thấy an toàn”, Drisana Levitze Gray.
Còn cô Mary cho biết cô hy vọng chia sẻ các kinh nghiệm của mình, có thể giúp đỡ cho những người khác.
“Khi quí vị trải qua những điều đó, một số người có thể tức giận và bực bội và muốn đưa nó ra ngoài thế giới, thế nhưng đối với tôi thì sự trả thù tốt nhất của tôi đối với tất cả những kẻ lạm dụng tôi, là biến nó thành một hành động tích cực và giúp đỡ những người khác".
'Được biết khi lớn lên, tôi không được phép cười và sẽ bị đánh, hoặc bị thứ gì đó ném vào tôi".
'Thế nhưng bây giờ tôi cố gắng cười và mỉm cười mỗi ngày, vì vậy quí vị không thể đè bẹp tôi và quí vị đã không thắng được tôi”, Mary.
Nếu quí vị hay ai đó mà quí vị biết bị tấn công tình dục hay bạo hành trong gia đình, xin gọi số 1800RESPECT hay 1800 737 732, hay Lifeline ở số 13 11 14, trường hợp khẩn cấp hãy gọi 000.
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese