Nhật bản phô trương sức mạnh hải quân trong cuộc diễn tập chung với Úc

Đô đốc Ryo Sakai

Đô đốc Ryo Sakai Source: AAP

Hạm đội hải quân tối tân nhất của Nhật bản, trong đó có một tiềm thủy đỉnh, đã đến Úc tham dự một cuộc diễn tập quân sự với Hải quân Úc.


Việc nầy trùng hợp với các tin đồn đoán cho rằng, Nhật bản có thể sẽ thắng được hợp đồng, để xây dựng đội tàu ngầm tương lai cho nước Úc.

Hai chiến hạm Nhật bản cùng với một tiềm thủy đỉnh hiện đến Úc để tham gia cuộc tập trận kéo dài 11 ngày, với lực lượng Hải quân Úc.

Cuộc diễn tập diễn ra giữa 2 nước kể từ năm 2009, nhằm mục đích gia tăng liên lạc và sẳn sàng về mặt chiến thuật trên biển, không kể đến trường hợp có các cuộc hành quân.

Đại tá Brian Schlegel thuộc Hải quân Hoàng gia Úc hoan nghênh sự hiện diện của Hải quân Nhật.

"Sự kiện nầy tiếp tục xây dựng việc liên kết hành động, giữa các chiến hạm và các công tác căn bản cùng thực hiện, để ổn định trong khu vực".

"Việc Hải quân Nhật đến đây và mang theo tiềm thủy đỉnh với họ, có nghĩa là chúng ta thực sự có một cuộc diễn tập của hai nước, một cách rất tuyệt hảo trong những ngày sắp tới".

Đại diện cho Hải quân Nhật bản, Đề đốc Ryo Sakai cho biết, cuộc diễn tập giúp cho các thủy thủ và sĩ quan quen thuộc với khu vực hành quân, các eo biển, kinh đào và hải cảng càng nhiều càng tốt trong phần hành của Hải quân.
 
"Trong trường hợp nầy, chúng tôi quyết định có cuộc diễn tập hổ tương ngoài khơi Sydney và có sự tham dự của tàu ngầm, chắc chắn sẽ đóng góp việc tăng cường mối quan hệ của chúng ta".

"Lực lượng Hải quân Phòng vệ Nhật bản hiện được phép đưa tàu ngầm đến, để tham dự cuộc thao dượt nầy. Đó là lý do khiến các tàu ngầm có mặt tại đây".

Trở lại cuộc diễn tập giữa Úc và Nhật, theo Reuters cuộc đua giành quyền đóng hạm đội tàu ngầm mới cho Úc hiện chỉ còn hai ứng viên nặng ký là Nhật và Pháp.

Nhật thông báo sẽ gửi tàu ngầm hiện đại lớp Soryu tham gia tập trận với hải quân Úc trên vùng biển gần Sydney.

Trong một nỗ lực được giới phân tích cho là để giành bản hợp đồng quốc phòng 37 tỉ USD, Bộ Quốc phòng Nhật thông báo sẽ gửi một tàu ngầm hiện đại lớp Soryu và hai tàu hộ tống quân sự tham gia tập trận với hải quân Úc trên vùng biển gần Sydney.

Theo Reuters, cuộc đua giành quyền đóng hạm đội tàu ngầm mới cho Úc hiện chỉ còn hai ứng viên nặng ký là Nhật và Pháp.

Trước đó, một vài nguồn tin tiết lộ Tập đoàn ThyssenKrupp của Đức đã rút khỏi cuộc đua do một số quan ngại về kỹ thuật.

Nhật tung chiêu "trải nghiệm sản phẩm" ngay sau khi đối thủ Pháp, cụ thể là Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến thăm Adelaide - cái nôi của ngành công nghiệp đóng tàu Úc, hồi tuần trước.

"Chúng tôi luôn luôn cởi mở với giới truyền thông, vì vậy chúng tôi không có bất cứ lý do kín đáo nào, để mở cuộc họp báo vào lúc nầy". Đề đốc Ryo Sakai, thuộc Hải quân Nhật bản.


Ông Euan Graham, giám đốc Chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy, nhận xét.

"Bằng cách mang tàu Soryu đến Úc, Nhật đang chứng tỏ tầm hoạt động của tàu ngầm này".

"Tiếp theo, họ cho hải quân Úc cơ hội diễn tập chung, đồng thời so sánh nó với các tàu ngầm lớp Collins có sẵn" -.

Pháp chắc chắn sẽ không khoanh tay ngồi nhìn, tuần tới một phái đoàn doanh nghiệp lớn của nước này sẽ có chuyến thăm đến thủ đô Canberra của Úc.

Đại diện cho Pháp trong thương vụ này là Tập đoàn quốc phòng DCNS, Nhật là Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries.

Nhật giới thiệu loại tàu ngầm 4.000 tấn lớp Soryu, trong khi mẫu của Pháp là phiên bản điện - diesel của tàu ngầm hạt nhân 5.000 tấn Barracuda.

Hạm đội 12 tàu ngầm mới là một phần quan trọng trong kế hoạch quốc phòng của Úc. Canberra thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng gần 22 tỉ USD trong thập kỷ tới để bảo vệ các lợi ích chiến lược và thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giáo sư James Curran của ĐH Sydney nhận định.

"Có một áp lực lớn hối thúc Úc nên bắt tay với Nhật, vì điều này sẽ gửi một thông điệp đến Bắc Kinh" -

Chỉ vài tuần trước, có tin chính phủ liên bang sẽ loan báo quốc gia nào sẽ xây dựng hạm đội tàu ngầm tương lai của Hải quân Úc.

Hợp đồng béo bở lên đến 50 tỷ đô la hiện là mục tiêu cạnh tranh giữa ba nước Nhật bản, Đức và Pháp.

Đề đốc Sakai cười xòa trước ý kiến cho rằng, cuộc diễn tập có liên quan đến sự cạnh tranh để đạt được hợp đồng với nước Úc.

"Chúng tôi luôn luôn cởi mở với giới truyền thông, vì vậy chúng tôi không có bất cứ lý do kín đáo nào, để mở cuộc họp báo vào lúc nầy".

Trước đó Hải quân các nước Mỹ-Úc-Nhật- Philippines tập trận với mục tiêu là "giải phóng đảo" ở Biển Đông, hồi đầu tháng nầy.

Tổng cộng có 5 ngàn quân Mỹ, 4 ngàn quân Phi luật Tân, 80-95 lính Úc, bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày tại Biển Đông.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến chứng kiến trận «giải phóng đảo» bằng đạn thật, vào lúc Bắc Kinh yêu cầu nước ngoài không can thiệp vào "ao nhà" của Trung Quốc.

Ngoài ra cuộc tập trận, còn có sự tham gia của các quan sát viên của quân đội Nhật Bản.

Qua cuộc tập trận chung Balikatan (Vai kề Vai), Manila chứng tỏ ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước, với sự ủng hộ của Washington.  

Mặc dù rất yếu về quân sự so với các quốc gia láng giềng, nhưng vì phải đương đầu với tham vọng của Trung Quốc tranh giành biển đảo, nên Philippines củng cố liên minh quân sự với Mỹ, Nhật và Úc trong những năm gần đây.

Manila cũng cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự, kể từ tháng ba năm nay.




Share