Đó là một ý kiến đã được thảo luận từ khi thành lập quốc gia Indonesia tân tiến vào thập niên 1940, thế nhưng chẳng bao giờ được thực hiện.
Nay Bộ trưởng Kế hoạch nước nầy cho biết, Tổng thống Indonesia đã chấp nhận bước đầu tiên, để di dởi thủ đô Nam Dương ra khỏi Jakarta.
Tổng thống Joko Widodo cho biết, phải mất một thời gian lâu dài để ý tưởng nầy được thực hiện.
“Ý tưởng di dời thủ đô đã xuất hiện khá lâu trước đây, kể từ thời của ông Sukarno".
"Thật ra chuyện nầy diễn ra vào mỗi nhiệm kỳ Tổng thống, thế nhưng chưa bao giờ được quyết định hay thảo luận theo một cách thức có kế hoạch hay chín chắn”, Joko Widodo.
Được biết Jakarta từ lâu đã bị chìm đắm trong tình trạng kẹt xe, đông đảo và ô nhiễm.
Bộ trưởng kế hoạch nước nầy là ông Bambang Brodjonegoro cho biết, những thất thoát hàng năm cho nền kinh tế do nạn kẹt xe tại Jakarta, lên đến khoảng 100 ngàn tỷ rupiah tức khoảng 10 tỷ Úc kim.
Thành phố cũng dễ bị ngập lụt và nhanh chóng bị nhận chìm dưới làn nước, do việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát.
Giám đốc Dự án Đông Nam Á tại Viện Lowy Úc châu là ông Ben Bland cho rằng, đó là các yếu tố có đủ tại bất cứ thủ đô nào.
“Thành phố nầy là trung tâm của nền kinh tế Indonesia và nó dễ dàng để mọi người, hàng hóa bị kẹt xe hàng giờ mỗi ngày".
"Việc nầy gây khó khăn cho công việc của mọi người và cả trong việc buôn bán nữa".
"Nó cũng làm chậm đi công việc của chính phủ, bởi vì quí vị có các hoạt động thương mại của tư nhân và của chính phủ, cùng xảy ra tại một nơi”, Ben Bland.
Trong cuộc họp đặc biệt của nội các hồi đầu tuần nầy, các viên chức chính phủ quyết định một kế hoạch mà họ cho biết sẽ thực hiện trong 10 năm.
Các chuyên gia cho rằng, đó là bước quan trọng nhất cho vị Tổng thống muốn di chuyển thủ đô.
Có 3 lựa chọn được thảo luận, trong đó bao gồm việc dời đến một địa điểm gần Jakarta, hay ở nguyên nhưng chỉ dời các toà nhà chính phủ đến một khu vực đặc biệt, chung quanh dinh Tổng thống.
Thế nhưng cuối cùng, Tổng thống Indonesia quyết định di dời thủ đô ra ngoài hòn đảo đông dân nhất của nước nầy, đó là đảo Java là chọn lựa tốt nhất.
Ông Widodo thừa nhận bất cứ hành động di dời nào, cũng là một tiến trình lớn lao.
“Di dời thủ đô liên quan đến nhiều chi tiết lớn lao trong việc hoạch định, qua việc chọn lựa địa điểm dựa trên một kế hoạch về địa chính trị và dân số, bao gồm điều kiện có sẵn ngân quỹ và hạ tầng cơ sở".
"Thế nhưng đó là ý muốn của thượng Đế và tôi tin rằng, nếu chúng ta có kế hoạch tốt đẹp, chúng ta sẽ hoàn thành ý tưởng lớn lao nầy”, Joko Widodo.
Giáo sư về Chính sách Thành phố toàn cầu tại đại học Melbourne là bà Michele Acuto đồng ý.
“10 năm là một ý kiến quá lạc quan. Nếu có thể thì tôi nghĩ câu hỏi phải là, liệu nó có thực hiện được không?
"Kế hoạch có thành công hay không và đây có phải là chuyện chi tiêu ngân sách quốc gia tốt đẹp hay không, theo ý nghĩa hiện nay ?”, Michele Acuto.
Địa điểm dành cho một thủ đô mới chưa được loan báo, thế nhưng Palangkaraya trên đảo Borneo, được đồn đoán sẽ là thủ đô mới.
Ông Ben Bland thuộc viện Lowy giải thích, vì sao một địa điểm trên đảo Borneo có thể là chuyện khả thi.
“Mục tiêu của cuộc tìm kiếm là tìm ra một nơi nào tương đối ít bị các thiên tai, vốn là điều quan trọng với người dân nước nầy, do Nam Dương là một trong các quốc gia có nhiều ngọn núi lửa hoạt động nhất trên thế giới, ngoài ra còn kể đến động đất và lụt lội".
"Vì vậy một nơi nào tránh được thiên tai và thuận lợi đến các hải cảng và phi trường, cùng với hệ thống giao thông tiện lợi. Họ đang tìm những nơi nào ở trung tâm đất nước nầy và bên ngoài Java”, Ben Bland.
Ông cho biết, có một số thành phố hiện có trên hòn đảo đó, có thể nới rộng ra hay xây dựng thêm.
"Tuy nhiên tôi chắc rằng chính phủ nước nầy thực sự muốn kế hoạch nầy thuộc về các công ty quốc doanh và các công ty của người Indonesia đảm nhiệm, để thỏa mãn tham vọng quốc gia trong kế hoạch nầy trước tiên”, Ben Bland.
Cũng có nhiều quốc gia đã di dời thủ đô, Indonesia có thể chọn để nhắm đến cho một kiểu mẫu của mình, ông Bland giải thích.
“Gần đây nhất tại Á châu, chúng ta chứng kiến Myanmar di dời thủ đô Yangon về Naypyitaw, rồi Kazakhstan cũng hành động tương tự, kể cả Brazil. Rõ ràng nước Úc có một thủ đô cách biệt với các trung tâm thương mại”.
Ông Widodo đã tìm cách đa dạng hóa và nới rộng Indonesia như là một chính sách then chốt, đặc biệt dẫn đến cuộc bầu cử thành công mới đây, trong đó ông tuyên bố đắc cử cho một nhiệm kỳ thứ hai.
Ông Bland tại viện Lowy nói rằng, bất cứ hành động nào như vậy sẽ đáp ứng các hứa hẹn của ông Widodo, khi phát triển kinh tế cho các nơi bên ngoài Jakarta.
Ông cho biết, việc nầy sẽ tạo nên một di sản lớn lao cho ông Widodo.
Thế nhưng ông cho rằng, nhiều người tại indonesia không bị thuyết phục về chuyện nầy, khi nó đã được thảo luận nhiều trong quá khứ.
“Mọi người hầu như cười xòa trước các đề nghị đơn giản khi họ nghe được lập đi lập lại trong một vài thập niên qua, chỉ là vì nó không thực tế, do các đề nghị của chính phủ liên quan đến các dự án lớn lao và đầy tham vọng".
"Vì vậy giới doanh nghiệp, công chức và cả người dân thường tại Jakarta, đều không xem các vấn đề nầy là quan trọng”, Ben Bland.
Ông Bland cũng quan ngại về tương lai của Jakarta.
Ông cho biết việc thay đổi tình trạng cuả thủ đô Jakarta, không giải quyết bất cứ vấn đề nào cho 30 triệu cư dân, sống trong và chung quanh thành phố.
“Nó sẽ dễ dàng cho giới thư lại và các chính trị gia khi họ có thể chuyển đến một thành phố dự định mới, thế nhưng tôi nghĩ các hoạt động thương mại sẽ còn ở lại Jakarta".
"Không có thêm phương tiện giao thông công cộng, giảm bớt lụt lội và các biện pháp thêm nữa về môi trường, quí vị không thực sự giải quyết được các khó khăn của Jakarta, bằng các chỉ di dời một thành phố chính trị đến một địa điểm mới mà thôi”, Ben Bland.
Người ta vẫn chưa rõ việc di dời thủ đô tốn kém đến bao nhiêu, thế nhưng giáo sư Acuto tại đại học Melbourne ước lượng, chuyện nầy không hề rẻ.
“Quí vị có thể thiên về con số hàng tỷ đô la, phải không? Đó là một vụ đầu tư hết sức lớn lao. Ở mức độ của thành phố, việc nầy có thể mất hàng tỷ đô la chỉ cho hạ tầng cơ sở của thành phố mà thôi".
"Có thể còn cả một sự đầu tư tổng quát về cấu trúc xã hội, từ các quán cà phê cho đến trường học và những khoảng xanh, cùng với việc duy trì những khoảng xanh đó nữa”, Michele Acuto.
Vị Bộ trưởng Kế hoạch yêu cầu Bộ trưởng Tài chính cung cấp một kế hoạch tài chính, để cho phép các vụ đầu tư của tư nhân.
Theo ông Bland, việc nầy cung cấp một số cơ hội cho nước Úc dính líu vào kế hoạch nầy.
“Rõ ràng có những cơ hội cho nước Úc và các quốc gia khác trong việc thử nghiệm và dính líu trong các giai đoạn hoạch định và xây dựng".
"Tuy nhiên tôi chắc rằng chính phủ nước nầy thực sự muốn kế hoạch nầy thuộc về các công ty quốc doanh và các công ty của người Indonesia đảm nhiệm, để thỏa mãn tham vọng quốc gia trong kế hoạch nầy trước tiên”, Ben Bland.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại