Hôm 27/4 vừa qua, một tàu tuần tra của Indonesia đã đụng độ với hai tàu kiểm ngư Việt Nam trên vùng biển Bắc Natuna, mà nhiều chuyên gia cho là khu vực chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Hải quân Indonesia nói trong một thông cáo, rằng một tàu tuần tra của nước này khi đang ngăn chặn một tàu cá Việt Nam “đánh bắt phi pháp” trong vùng biển này, thì bị hai tàu kiểm ngư Việt Nam đâm vào.
Hình ảnh từ video do phía Indonesia cung cấp cho thấy tàu kiểm ngư Việt Nam đã húc vào mạn trái của tàu tuần tra Indonesia, trong khi các chiến sĩ hải quân lên tiếng mắng chửi.
Theo Đề đốc Yudo Margono, chỉ huy hải quân Indonesia, tàu cá của Việt Nam sau đó đã bị chìm “do tai nạn”, còn 12 ngư dân Việt Nam thì đang bị Indonesia tạm giữ. Hai ngư dân khác đã được tàu kiểm ngư Việt Nam cứu.
“Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia,” ông Margono nói với hãng tin AP.
“Nhưng chính quyền Việt Nam cũng tuyên bố khu vực này thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Bộ trưởng Thủy sản và Hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti viết trên Twitter rằng vào ngày 4/5 sắp tới, chính phủ Indonesia sẽ cho huỷ toàn bộ 51 tàu đánh cá “phi pháp”, phần lớn từ Việt Nam.Tờ hôm nay loan tin, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Indonesia thả ngư dân bị bắt trên biển.
Hình chụp video do hải quân Indonesia cung cấp, cáo buộc tàu Việt Nam đâm vào họ (AFP) Source: AFP
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang phân định vùng đặc quyền kinh tế và cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 5,5 hải lý về phía bắc hôm 27/4, tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân bị tàu mang số hiệu 381 của Indonesia bắt và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm.”
Cũng theo bà Hằng, tàu kiểm ngư Việt Nam trong khu vực đã kịp thời phát hiện và cứu được hai ngư dân trên biển.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi đại sứ quán Indonesia đề nghị giới hữu trách điều tra và xác minh thông tin, đồng thời yêu cầu chính phủ Indonesia thả các ngư dân, cũng như đền bù thoả đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam.
Đài trích lời Giáo sư Hikmahanto Juwana, chuyên gia về Luật quốc tế thuộc Đại học Indonesia rằng vụ va chạm này là “hậu quả của sự chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia và Việt Nam”.
Vị giáo sư này đề nghị giữa các nước ASEAN nên đề ra những quy định mà các bên phải tuân thủ khi xảy ra những vụ va chạm trên biển.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại