Quân lính Indonesia đang tấn công chống lại những người được cho là các băng đảng tội phạm ở tỉnh Papua của Indonesia.
Quân đội Giải phóng Quốc gia của Tây Papua đang tiếp tục cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ để chấm dứt sự cai trị của Indonesia.
Các giao tranh diễn ra sau khi có ít nhất 17 công nhân xây dựng đã thiệt mạng trên đường cao tốc chính ở vùng cao nguyên hẻo lánh Ndugo hơn 10 ngày trước.
Đứng ra chịu trách nhiệm cho vụ này, phe ly khai Tây Papua đã gửi đi hai video, một trong số đó cho thấy những công nhân này là quân nhân.
Video còn lại có người phát ngôn là ông Sabby Sambam đang đọc một bản tuyên bố mới dành cho Tổng thống Joko Widodo.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục không đầu hàng và sẽ chiến đấu cho đến khi giành được độc lập hoàn toàn từ chế độ thực dân bạo tàn của Indonesia."
Xung đột dân sự ở Tây Papua đã nổ ra kể từ khi Indonesia sáp nhập thuộc địa cũ của Hà Lan và một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi của Liên Hợp Quốc vào những năm 1960.
Hàng ngàn người đã chết, và Indonesia đã phải liên tục đối mặt với những chỉ trích về các vi phạm nhân quyền.
Video thứ hai kêu gọi rút toàn bộ lực lượng quân sự Indonesia ra khỏi Papua, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và bỏ phiếu mới cho quyền tự quyết.
Bộ trưởng các vấn đề an ninh của Indonesia, Wiranto, bác bỏ những yêu cầu của những người ly khai được xem là tội phạm.
"Tại sao tôi phải trả lời họ? Điều quan trọng là nhà nước vẫn có nghĩa vụ bảo vệ tất cả công dân của mình. Và đó là những gì chúng tôi đang làm."
Vấn đề đang tranh cãi đó là đường cao tốc dài 4.000 km xuyên qua các tỉnh Papua không được nhiều chủ đất truyền thống chấp thuận.
Các lực lượng Indonesia đã chiếm lại các vị trí quan trọng trong cuộc phản công của họ, nhưng số lượng quân lính thiệt mạng đang gia tăng và chưa có báo cáo được xác nhận về thương vong dân sự.
Nhà phân tích , tiến sĩ Richard Chauvel của Đại học Melbourne nói rằng những phát triển mới nhất đánh dấu một sự thay đổi trong chiến thuật của người Tây Papua
"Một cuộc tấn công vũ trang xảy ra đối các công nhân dân sự của Indonesia trong một dự án cơ sở hạ tầng đã làm phức tạp thêm vấn đề về nhân quyền . Trong khi đó, điều này vốn là trọng tâm trong yêu cầu của Tây Papua cho sự độc lập của họ."
Một quan chức cảnh sát địa phương nói với các phóng viên truyền hình rằng một nhóm quân ly khai trở nên tức giận khi họ thấy các công nhân chụp ảnh một cuộc diễu hành độc lập ủng hộ Papua. Những công nhân này lúc đó đang làm việc cho nhà thầu Istaka Karya của nhà nước chuyên về xây dựng các con đường và các cây cầu nằm trong một dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở ở tỉnh nghèo đói này.
Các cuộc tấn công này được xem là tồi tệ nhất ở Papua kể từ khi quân ly khai tiến hành cuộc nổi dậy ở mức độ thấp cách đây gần 50 năm.
Vụ sát hạt hôm 2/12 xảy ra cùng thời gian với việc bắt giữa hơn 500 nhà hoạt động Papua – những người đã tiến hành các cuộc diễu hành hôm 1/12, là ngày mà Papua ăn mừng kỷ niệm tuyên bố độc lập khỏi chế độ thuộc địa của Hà Lan.
Jakarta chiếm Papua bằng vũ lực vào năm 1963 và chính thức thôn tính khu vực này sau một cuộc thăm dò được Liên hợp quốc hậu thuẫn vào năm 1969 nhưng được coi là có nhiều sai phạm.