Các thay đổi được đề nghị hiện gây nhiều quan ngại trong số cộng đồng LGBTI vốn cho biết họ đã chờ đợi khi ở bên lề xã hội.
Họ lo sợ nếu dự luật được thông qua, nó sẽ cho nhà cầm quyền có nhiều phương cách hơn để kỳ thị giới tính.
Lớn lên từ một ngôi làng nhỏ bé ở miền Nam Sumatra, không xa tỉnh Aceh nổi tiếng là hết sức bảo thủ của Indonesia, Jayanto Tan trải qua quãng đời niên thiếu với việc luôn giấu kín phái tính của mình.
Ông cho biết, đồng tính bị xem là một căn bệnh và những người bị cho là gay, đều là đối tượng bị kỳ thị và bắt nạt.
Để tìm được chỗ chấp nhận tình trạng của mình, ông phải đến các thành phố lớn, thế nhưng lại cảm thấy việc chống đối chuyện đồng giới diễn ra trên khắp nước.
Đến năm 26 tuổi, anh di cư sang nước Úc.
"Tôi quyết định là tôi không chịu nỗi, với việc sống trong bí mật nữa. Cộng đồng của tôi tại Indonesia không thể chấp nhận sự thực về giới tính".
"Khi tôi ở Jakarta, Bali hay Yogyakarta và khi chúng tôi đi ra ngoài, chúng tôi không bao giờ nói rằng chúng tôi là gay, thế nhưng chúng tôi có những phản hồi hết sức tiêu cực, người ta nói rằng 'ồ những người đồng tính nên rất cẩn thận, vì họ mang các mầm bệnh', Jayanto Tan.
Nay được 49 tuổi, ông đã được quốc tịch Úc vào năm 2001.
Ông hiện theo học môn Mỹ Thuật tại Sydney, nơi ông có thể trao đổi và bày tỏ công khai giới tính của mình, cũng như qua các tác phẩm nghệ thuật.
Ông hy vọng trong vài năm, sau khi ông sang sống ở Úc, thì người dân Indonesia có thái độ thay đổi, đối với giới đồng tính.
Thế nhưng trong một chuyến trở lại quê nhà, mọi chuyện đã ít thay đổi, kể từ khi ông rời nơi nầy sang Úc.
"Ngay cả vào tháng rồi tôi trở lại Bali và họ vẫn nói về tình trạng đồng tính như là một căn bệnh, tôi nghĩ làm thế nào tôi có thể thay đổi các suy nghĩ, để họ hiểu rằng đồng tính không phải là một căn bệnh".
Các học giả và những nhà tranh đấu nói rằng, vấn đề quyền của những người đồng tính, có thể nói đã đi ngược lại, khi Quốc hội Indonesia sẽ xét lại bộ luật hình sự, đã có từ hồi thời thực dân Hoà Lan.
Các hoạt động đồng tính được xem là hợp pháp, trên hầu hết đất nước Indonesia.
Thế nhưng tại tỉnh phía bắc là Aceh, vốn cai trị với luật Hồi giáo nghiêm khắc là sharia, lại là một ngoại lệ.
Trong số có các đề nghị thay đổi, là sẽ kết tội việc phô bày quan hệ đồng tính.
Ông Simon Butt, là giáo sư về luật Indonesia tại đại học Sydney nói rằng, việc xét lại toàn bộ về luật hình sự đã được bàn luận trong nhiều năm qua.
"Vì vậy khuôn khổ căn bản cho hình luật tại Indonesia, bao gồm việc nghiêm cấm những loại vi phạm về mặt đạo đức, vốn vẫn còn tồn tại hơn 100 năm qua của thời người Hoà Lan cai trị".
"Cho mãi nhiều thập niên sau nầy, người ta đề nghị thay đổi luật lệ nầy, để thay thế với một bộ hình luật tân tiến của Indonesia", Simon Brutt.
Thay đổi điều khoản về những vi phạm đạo đức trong bộ luật, sẽ chứng kiến những người phô bày hành động tình dục đồng tính ở chốn công cộng là có tội và có thể bị phạt tù đến 18 tháng.
Trong khi các cặp nam nữ sống chung không kết hôn, hay những người ngoại tình, cũng có thể bị truy tố.
Được biết, Indonesia là nền dân chủ lớn hàng thứ ba trên thế giới, thế nhưng giáo sư Butt tin rằng tình trạng nầy có thể được thỏa hiệp, nếu đạo luật được thông qua.
"Chắc chắn là những điều nầy đi ngược lại với trào lưu tiến hóa, tôi muốn nói là hầu hết người Indonesia đều nói họ là người có tín ngưởng, thực sự tại nước nầy việc theo một tín ngưởng là một đòi hỏi gần như bó buộc và hầu hết các tôn giáo đều cấm các hoạt động đồng giới nầy".
"Thế nhưng nó hoàn toàn là một việc khác, khi nói rằng đất nước nầy chịu trách nhiệm về những cấm đoán đó", Simon Brutt.
Indonesia cũng là đất nước có dân số theo Hồi giáo, đông nhất trên thế giới.
"Đó không chỉ là những vi phạm về đạo đức trong việc tu chính trong bộ luật hình sự hoặc một tình trạng thay thế, mà là một loạt các vấn đề khác liên quan đến việc chống tham nhũng rồi thay thế án tử hình theo truyền thống, trong lúc mọi chuyện hiện chờ được thảo luận liên quan đến việc thay đổi nầy", Simon Brutt.
Giáo sư Butt nói rằng, các động lực đàng sau dự thảo luật, một phần là do các phần tử cứng rắn Hồi giáo, xuất hiện trong những năm gần đây.
"Đó là một ý niệm mà tôi nghĩ hoàn toàn thích hợp, đó là một số các nhóm Hồi giáo bảo thủ hơn, có thể đứng đàng sau các phong trào chống lại cộng đồng LGBTI và thực vậy, một số còn kêu gọi nên có những điều khoản tức khắc trong bộ hình luật mới, bao gồm các vi phạm về mặt đạo đức nầy nữa".
Còn ông Dede Oetomo là một nhà tranh đấu cho quyền của giới đồng tính tại Indonesia, ông lo sợ rằng quốc gia nầy tiến dần đến một nền chính trị bị Hồi giáo hóa, trong đó chủ nghĩa bảo thủ về mặt đạo đức, là chính sách luôn được đẩy mạnh.
Ông cho biết, trước ngày bầu cử sắp tới rất quan trọng tại các tỉnh vào tháng 6 và cuộc bầu cử Tổng thống, nhiều chính trị gia rất do dự trong việc nói lên ý nghĩ của mình.
"Họ rất cẩn thận, đó là những người muốn cho thấy một vài lập trường quan trọng".
"Quí vị biết rằng, chúng ta phải nhớ đến nền văn hóa của chúng ta và bất ngờ khi quí vị biết rằng, mỗi chính khách tại Indonesia đang thủ lá bài về quan điểm Hồi giáo".
"Những hứa hẹn về nhân quyền, dân chủ hiện được đình hoãn và hầu như giữ nguyên, trong các cuộc bầu cử nầy", Dede Oetomo.
Được biết ông nầy đã tranh đấu cho quyền của giới đồng tính trong hơn 30 năm qua và nói rằng, có những lo sợ ngày càng gia tăng trong cộng đồng LGBTI.
Ông cho biết nếu dự luật được thông qua và có hiệu lực, nó sẽ cho phép cảnh sát và những người theo dõi, có nhiều quyền hạn trong việc gây khó khăn và kỳ thị với họ.
"Họ quan ngại, giận dữ rồi lo sợ. Cần ghi nhận là ngay cả trước khi việc sửa đổi bộ hình luật diễn ra, họ đã có những cuộc bố ráp các buổi dạ tiệc của tư nhân tại câu lạc bộ của người đồng tính và hai người bị đánh bằng roi tại Aceh".
"Chúng ta biết những chuyện nầy xảy ra, trong bối cảnh khuynh hướng bảo thủ ngày càng thắng thế kể từ năm 2016, đó là một cú đấm khác đối với quyền hạn của chúng ta", Dede Oetomo.
Còn giáo sư Butt nói rằng, người ta không rõ nếu và khi nào dự luật sẽ được thông qua, do đó chỉ là một phần trong các điều khoản được xét lại trong bộ luật Hình sự.
"Đó không chỉ là những vi phạm về đạo đức trong việc tu chính trong bộ luật hình sự hoặc một tình trạng thay thế, mà là một loạt các vấn đề khác liên quan đến việc chống tham nhũng rồi thay thế án tử hình theo truyền thống, trong lúc mọi chuyện hiện chờ được thảo luận liên quan đến việc thay đổi nầy", Simon Brutt.
Ông cho biết những bất đồng ý kiến trong một số chi tiết, khiến cho tiến trình bị ngưng trệ.
Và trong khi những thay đổi có thể có hiệu lực vào cuối năm, thì giáo sư Butt cho rằng việc nầy có khả năng là không thể xảy ra, cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2019.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại