Tối Cao Pháp Viện bắt đầu xét xử khiếu nại về việc bỏ phiếu qua bưu điện về hôn nhân đồng tính

Alex Greenwich, Anna Brown, Jonathan Hunyor và Felicity Marlowe bênngoài Tối Cao Pháp Viện ở Melbourne

Alex Greenwich, Anna Brown, Jonathan Hunyor và Felicity Marlowe bênngoài Tối Cao Pháp Viện ở Melbourne Source: AAP

Tối cao Pháp viện Úc bắt đầu phiên xem xét đơn kiện chống lại vụ bỏ phiếu toàn quốc qua đường bưu điện về vấn đề hôn nhân đồng tính.


Đã có 2 nhóm nạp đơn khiếu nại lên Tối cao Pháp viện, về tính chất pháp lý của việc bỏ phiếu, cũng như quan ngại rằng các chiến dịch chống đối và tranh cãi về chi phí hàng trăm triệu đô la.

Cuộc khảo sát tự nguyện là kế hoạch thứ hai của chính phủ, sau khi Thượng viện ngăn cản cuộc trưng cầu dân ý bó buộc mà Liên đảng đã hứa hẹn trong cuộc bầu cử năm 2016.

Chính phủ muốn tổ chức một cuộc khảo sát không có tính cách bó buộc qua đường bưu điện vào tuần tới, nhằm đo lường mức độ ủng hộ của công chúng về việc thay đổi luật lệ về hôn nhân của Úc để cho phép các cuộc hôn nhân đồng tính được thực hiện.

Chính phủ tìm được 122 triệu đô la cần thiết để tiến hành cuộc khảo sát nầy, mà theo luật cho phép chính phủ ứng trước việc chi trả cho Tổng trưởng Tài chính trong các trường hợp có nhu cầu khẩn cấp hay chi tiêu cho một tình huống không dự liệu trước được.

Thế nhưng những nhà tranh đấu cho hôn nhân đồng tính tranh tụng vấn đề nầy trước Tối cao Pháp viện, khi cho rằng việc chi tiêu nầy chẳng khẩn cấp cũng chẳng có gì mà không dự tính trước được.

Bà Anna Brown, thuộc Trung tâm Luật Nhân quyền nói rằng, trên tất cả vụ nầy là về phẩm giá và sự bình đẳng cho những người đồng tính nam nữ, chuyển giới hay lưỡng giới Úc, gọi tắt là LGBTI.

"Chúng ta có mặt tại đây, vì chúng ta tin tưởng và mong muốn có tình trạng hôn nhân bình đẳng. Việc trưng cầu ý kiến qua đường bưu điện, là một câu hỏi lớn lao về tính chất hợp pháp của nó".

"Chúng tôi nghĩ việc nầy hết sức quan trọng, là vấn đề hợp pháp phải được giải quyết, trước khi chúng ta đi vào con đường trưng cầu dân ý bằng cách bỏ thư, một tiến trình rõ ràng có thể bị thách thức suốt con đường thực hiện của nó nữa", Anna Brown.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten lập lại quan điểm của đảng ông là cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện chỉ làm tiêu tốn 122 triệu đô la mà thôi.

"Chúng tôi đã nói rằng, nếu cuộc khảo sát được tiến hành, nếu Tối cao Pháp viện giữ nguyên việc nầy, thì chúng tôi sẽ vận động bỏ phiếu Thuận, bởi vì chúng tôi nói với những người Úc thuộc giới LGBTI rằng, quí vị chính là người sở hữu chính mình. Đây là một chính sách yếu kém, của một vị Thủ tướng cũng yếu kém luôn".

Giám đốc Trung tâm Cố vấn về Quyền lợi Công cộng, ông Jonathan Hunyor nói rằng chỉ có Quốc hội mới có quyền thảo luận về việc thay đổi luật lệ.

"Chúng tôi nghĩ Quốc hội cần có quyết định, về vấn đề hôn nhân đồng tính và hôn nhân bình đẳng".

"Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ không thể tìm cách qua mặt Quốc hội, khi chi tiêu công quỹ vào một tiến trình không cần thiết, chỉ gây thêm chia rẽ và những gì mà chúng tôi hy vọng, là Quốc hội có thể quyết định theo đường lối thông thường đối với mọi chuyện khác", Jonathan Hunyor.
"Tôi hết sức quan ngại về hậu quả lâu dài đối với bất cứ cuộc vận động công khai kéo dài 8 tuần lễ, về việc trưng cầu ý kiến qua đường bưu điện và hậu quả đối với sức khỏe tâm thần và cuộc sống của con cái của chúng tôi hay những gia đình chuyển giới, cùng những người trẻ có giới tính khác biệt", Felicity Marlowe.
Tòa án cũng xem xét, liệu cuộc khảo sát có nằm ngoài quyền hạn của Văn phòng Thống kê Úc châu hay không.

Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Văn phòng Thống kê để hoàn thành việc khảo sát nầy, thay vì đó là công việc của Ủy hội Bầu cử Úc châu, vốn thường tổ chức các vụ trưng cầu dân ý và bầu cử.

Ông Hunyor nói rằng, quyết định đó chẳng thích hợp cho hai tổ chức nói trên.

"Chúng tôi cũng hết sức quan tâm về việc phá hoại sự nhất quán của các định chế, như Ủy hội Bầu cử Úc châu và Văn phòng Thống kê Úc, trong một tiến trình chẳng thực sự liên quan đến thống kê, cũng chẳng dính líu chi đến bầu cử cả".

Đối với một số người như bà Felicity Marlowe, đã chiến đấu cho tình trạng bình đẳng hôn nhân, như là một chiến dịch của cá nhân bà.

Bà là người đồng tính nữ và là mẹ của 3 đứa con, đã ở với người chung sống là Sarah trong 17 năm qua.

Bên ngoài tòa án, bà Marlowe cho biết bà quan ngại con cái của bà và của những gia đình LGBTI khác, sẽ chịu các ảnh hưởng liên đới trong những gì mà bà cho là, sự thất bại của chính phủ khi không hành động tại Quốc hội để bỏ phiếu về việc hôn nhân đồng tính.

"Chỉ trong 4 tuần lễ ngắn ngủi kể từ khi việc bỏ phiếu toàn dân qua đường bưu điện được loan báo, các gia đình như chúng tôi và những gia đình chuyển giới đã là đối tượng thù ghét và lăng mạ, mà nếu không có việc nầy thì không hề xảy ra".

"Tôi hết sức quan ngại về hậu quả lâu dài đối với bất cứ cuộc vận động công khai kéo dài 8 tuần lễ, về việc trưng cầu ý kiến qua đường bưu điện và hậu quả đối với sức khỏe tâm thần và cuộc sống của con cái của chúng tôi hay những gia đình chuyển giới, cùng những người trẻ có giới tính khác biệt", Felicity Marlowe.

Nếu cuộc khảo sát bị xét thấy vi hiến, Thủ tướng sẽ đối diện với một loạt các chọn lựa, bao gồm việc tiến hành với cuộc khảo sát, hay cho phép một dự luật tư nhân được trình ra trước Quốc hội, hoặc tìm cách thông qua một đạo luật trưng cầu dân ý và cuối cùng là chẳng làm gì cả trong nhiệm kỳ nầy.

Thế nhưng Thủ tướng hứa hẹn sẽ không thay đổi đạo luật về hôn nhân, mà không có tiếng nói của người dân Úc.

Vụ kiện trước Tối cao Pháp viện tiếp tục vào hôm nay và một phán quyết có thể đạt được, sớm nhất là chiều mai.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share