Tại tòa án ở Thổ Nhĩ Kỳ, tự do báo chí bị xét xử

Biểu tình tại Bỉ ủng hộ ký giả Thổ

Biểu tình tại Bỉ ủng hộ ký giả Thổ Source: AAP

Một nhóm 19 ký giả và nhân viên của nhật báo độc lập cuối cùng nổi tiếng tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ra tòa tại Istanbul, do cáo buộc trợ giúp cho các tổ chức khủng bố.


Đây là một phần của chiến dịch ngày càng gia tăng của chính phủ, trong việc dẹp tan các thành phần chống đối.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là quốc gia bỏ tù các ký giả đông nhất trên thế giới, với tổng cộng 178 người đang bị cầm tù.

Phiên xử diễn ra chỉ một tuần lễ sau khi Thổ kỷ niệm một năm vụ đảo chính hụt, với một số người ca ngợi ngày nầy như là chiến thắng của nền dân chủ, trong khi những người khác lại lên án các vụ đàn áp của chính quyền.

Ngày thứ hai tuần nầy là Ngày Tự do Báo chí tại Thổ Nhĩ Kỳ, thế nhưng không ai có thể tưỡng tượng nó được diễn ra như thế nào tại Istanbul.

Đám đông hàng trăm người đã ca hát và hô hào các khẫu hiệu bên ngoài tòa án là “Tự do báo chí không thể bị dập tắt”.            

Bên trong phiên tòa, có 19 ký giả và nhân viên của nhật báo đối lập nổi tiếng là Cumhuriyet, bị đem ra xét xử.

Những người biểu tình giơ cao các biểu ngữ “Ký giả không phải là một tội phạm”.

Mười bị cáo đã bị tù gần 9 tháng qua, với cáo buộc là trợ giúp cho khủng bố.

Nhật báo nầy cho rằng đó là chuyện mơ hồ và dân biểu đối lập của Thổ là Baris Yarkadas cho biết, các ký giả hiện bị đàn áp.

“Các ký giả bạn bè của chúng tôi bị bỏ tù, chỉ vì các tin tức mà họ viết bài. Dĩ nhiên chính phủ không thừa nhận là họ bị tù vì lý do thông tin, vì vậy họ tìm cớ để cáo buộc bất cứ người nào, đó là ‘tổ chức khủng bố cùa Fethullah Gulen’”.
       
Nhật báo hứa hẹn sẽ không im tiếng, khi in những lời hứa hẹn của họ lên trang nhất.

Phiên xử dự trù sẽ đưa ra một phán quyết tạm thời vào thứ sáu và được xem là một trường hợp thử nghiệm đối với tự do báo chí.

Rời khỏi tòa án hôm thứ hai, luật sư biện hộ Aydin Engin vẫn cho thấy thái độ quyết tâm.

“Mục đích của họ là nhắm làm im tiếng thân chủ của tôi là nhật báo Cumhutiyet. Bạn bè của chúng tôi, những phần tử xuất sắc đã bị tù trong 9 tháng qua. Bất chấp chuyện nầy thân chủ của tôi chứng tỏ rằng, nhật báo không hề im tiếng".

"Tôi cũng nghĩ rằng trong phiên xử hôm nay, việc nầy ghi dấu vào tâm trí những người, muốn hay không muốn nghe chuyện nầy".

"Nhật báo Cumhuriyet giống như lả một thanh niên trẻ dù đã 93 tuổi rồi, cùng với ban biên tập hết sức quyết tâm cho thấy rằng, chiến dịch nhắm vào việc làm im tiếng tờ báo là hết sức vô nghĩa”, luật sư Aydin Engin.
“Quốc gia nầy hiện mất dần các giá trị của Âu châu và điều nầy chắc chắn có hậu quả trên mối quan hệ đặc biệt của Thổ, trong tiến trình xin gia nhập Liên Âu. Chúng tôi chắc chắn sẽ có cuộc thảo luận về tất cả vấn đề nầy”, Ủy viên Liên Âu về chính sách Phát triển Liên Đới là ông Johannes Hahn.
Trong khi đó, có hai trong số 19 bị cáo không có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ và bị xét xử vắng mặt.

Một người là cựu chủ bút Can Dundar, hiện lưu vong và sống tại Berlin ở Đức.

“Đây là tình hình tại Thổ, thực sự mỗi ngày rồi mỗi năm càng thêm tệ hại hơn. Toàn thể thế giới chứng kiến, chúng tôi đối phó với một nhà lãnh đạo như thế nào".

"Chúng tôi đã cảnh cáo chính phủ Liên Âu về nguy cơ của chính phủ nầy và khuynh hướng tiến đến một chính thể Phát xít Hồi giáo tại Thổ, rồi chúng tôi làm mọi chuyện để chận đứng việc nầy".

"Không may nhiều quốc gia Âu châu vẫn im lặng, chỉ vì họ muốn thỏa hiệp với Thổ về người tỵ nạn”, ông Can Dundar.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hiện ở Qatar, trong vai trò mang lại hoà bình cho cuộc xung đột tại nước nầy với các lân bang Ả rập khác.

Ông tìm cách xây dựng ảnh hưởng của mình trong vùng, sau khi bành trướng thế lực trong nước, kể từ sau khi tình trạng khẩn cấp được ban hành, theo sau cuộc đảo chánh bất thành hồi tháng 7 năm rồi.

Kể từ đó, đã có cuộc thanh trừng lớn lao với hơn 50 ngàn người bị bắt.

Các nhóm đối lập cho biết, có 173 cơ sở truyền thông bị đóng cửa, cùng 800 ký giả bị tịch thu sổ thông hành và thẻ hành nghề báo chí.

Ủy viên Liên Âu về chính sách Phát triển Liên Đới là ông Johannes Hahn, đã đưa ra lời cảnh cáo.

“Quốc gia nầy hiện mất dần các giá trị của Âu châu và điều nầy chắc chắn có hậu quả trên mối quan hệ đặc biệt của Thổ, trong tiến trình xin gia nhập Liên Âu. Chúng tôi chắc chắn sẽ có cuộc thảo luận về tất cả vấn đề nầy”.   
     
Vào hôm chủ nhật, cảnh sát đã xử dụng vòi rồng và xịt hơi tiêu cay mắt, để giải tán biểu tình tại thủ đô Ankara.

Khoảng 50 người biểu tình bị bắt, sau khi tổ chức biểu tình ủng hộ 2 giáo chức, bị bắt do tham dự tuyệt thực.

Họ thuộc con số 150 ngàn công chức đã bị ngưng việc hay bị sa thải, vốn là một phần trong vụ thanh trừng trên khắp nước.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 




 


Share